Powered by Blogger.

Cách Nuôi & Chăm Sóc Trùn

1. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.

2. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20o - 28oC. đối với bà co một số khu vực ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.



3. Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trùn, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng

lượng cơ thể trùn nên chúng ta phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong luống bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô, thông thường theo cách trộn thức ăn mới này sẽ không cần tưới nước, nếu vào mùa nắng nóng có thể phun sương.
4. Ánh Nắng: Trùn rất sợ ánh nắng trực tiếp nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ (dùng lưới lan là tốt nhất) vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho trùn sợ và chui xuống phía dưới để sống.

5. Không khí: Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên ta phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.

6. Kẻ Thù: Có rất nhiều địch hại của trùn trong (dế nhũi, cuốn chiếu, bồ hóng...) và ngoài luống (Ếch, nhái, chim, chuột...) (Đang cập nhật)


    Blogger Comment
    Facebook Comment