
Bước tiếp theo là học cách phối hợp các động tác của chi trên và chi dưới, như" Dã mã phân tung", "Lâu tất ảo bộ", "Bạch hạc lượng xí", "Thủ huy tỳ bà"…Sau đó luyện các bài Thái Cực Quyền sơ cấp như: 8 thức, 16 thức Thái Cực Quyền.
Sau khi luyện thuần thục hai bài quyền trên, người học tiếp tục luyện các bài cơ bản phổ cập là: 24 thức,48 thức và 88 thức Thái Cực Quyền, lúc đó sẽ không còn cảm thấy khó khăn phức tạp. Ưu điểm của việc luyện các bài Thái Cực Quyền giản hóa này là người học dễ nhớ, dễ nắm bắt bởi vì các động tác trùng lặp đã được giảm bớt, động tác phóng khoáng, uyển chuyển hơn, độ khó không cao.
Sau khi đã học xong các bài Thái Cực Quyền giản hóa cơ bản rồi, người học bắt đầu thâm nhập vào các bài quyền truyền thống (cổ truyền) của các phái như: Trần, Dương, Ngô, Vũ, Tôn.Đặc điểm của những bài quyền này là yêu cầu qui chuẩn đối với từng động tác là khá chặt chẽ, khắt khe, số lượng động tác trong một bài quyền nhiều, phức tạp, đồng thời trùng lặp nhiều. Đặc biệt là Trần thức Thái Cực Quyền, yêu cầu phải luyện được "triền ty kình", phát kình.Để luyện được chuẩn xác, có hiệu quả các bài quyền truyền thống này, tốt nhất là nên có thầy hướng dẫn, qua đó có cái nhìn trực quan hơn, đồng thời mới có thể nắm bắt một cách đầy đủ các yếu lĩnh.Đối với người tập khi luyện các bài quyền truyền thống Thái Cực phải khổ công không ngừng, luyện càng nhiều lần càng tốt, đặc biệt là nên lựa chọn một phái Thái Cực Quyền để luyện, chuyên tâm vào phái đó thì mới đạt hiệu quả cao.
Blogger Comment
Facebook Comment