Powered by Blogger.

Luận về quyền đạo

Quyền đạo là mặt văn hóa, tinh thần của võ thuật, mang nhiều đạo lý sâu sắc, có ảnh hưởng rất lớn đối với người luyện võ, tu đạo. Tôi dịch giới thiệu với các bạn một số luận bàn về quyền đạo của người xưa.
Quân

Đạo quyền học không chỉ luyện tập cơ thể, mà còn có những thâm ý trọng yếu khác. Theo cách nói truyền thống, đầu tiên trọng đức tính,đó là tuân thủ các tín điều, như: tôn sư, kính trưởng, trọng bằng hữu, tín nghĩa, nhân ái. Ngoài ra cần nhiệt thành, hào hiệp, phật tâm, có chí quên mình vì mọi người, nếu không hoàn toàn được như vậy thì sẽ không được sư phụ tuyển chọn. Có tính khí thâm trầm, hồn hậu, tinh thần kiên nhẫn quả quyết, tính thương người, tư chất mẫn tiệp, anh dũng, là những điều kiện căn bản mà người học võ cần có. Nếu không, sợ rằng khó được truyền, nếu truyền, cũng khó lĩnh hội được cốt tủy. Do đó các bậc tiền bối khi chọn truyền nhân, đều qua ba lần thầm tra kỹ càng. Do nhân tài khó tìm, không thể dễ dàng truyền thụ. Quá trình truyền thụ, đầu tiên các sư phụ đều lấy “tứ dung”, “ngũ yếu” làm căn bản để xem xét học trò.
Tứ dung gồm: đầu thẳng, thân thẳng, thần nghiêm, khí tĩnh.
Ngũ yếu là:
- Tập quyền tức nhập môn, tiên cần tuân sư phụ, thứ cần trọng bằng hữu, võ đức càng cẩn trọng.
- Động như hổ, tĩnh như phật, cử chỉ cần cung kính thận trọng, như đón tiếp đại khách.
- Cung kính thần bất tán, thận trọng như bên vực thẳm, khoan dung ý vô cùng, tinh mãn khắp châu thân.
- Hư vô cầu thiết thực, bất thất trung hòa quân, lực cảm như thấu điện, sở học ngày càng sâu.
- Vận thanh do nội chuyển, âm vận tựa long ngâm, cung thận (cung kính, thận trọng) ý cần hòa, ngũ tự bí quyết phân.
Kiến tính hậu minh lý, phản hướng thân ngoại lĩnh, chớ bị pháp lý câu, canh vật chung học nhân.

Nguyễn Quân,
    Blogger Comment
    Facebook Comment