Powered by Blogger.

THÁI CỰC QUYỀN PHỔ

Toàn Thân Là Một :

Trong mọi động tác, toàn thân phải khinh linh và lanh lẹ, mọi bộ phận phải liên kết với nhau như các hạt ngọc trong xâu chuỗị Khí lực phải được trau dồi: sinh lực phải giữ trong người, đừng phát ra ngoại diện.

Kình lực bắt rễ từ hai chân, điều khìển bằng hông và vận dụng ra các ngón taỵ Bàn chân, chân và hông phải vận chuyển như một. Đừng xụt, đừng trồi, đừng ngắt quãng, làm sao cho khi tiến, khi lùi, ta có thể dùng cả thế yếu của địch và thế mạnh của tạ Nếu không đạt được những lợi điểm đó, thân thể ta sẽ vô trật tự và rối rắm. Để sửa lại lỗi lầm đó, ta phải điều chỉnh hai chân và hông. Nguyên tắc này áp dụng trong bất kỳ hướng đánh hay tư thế nàọ

Thái Cực Quyền trọn vẹn xoay quanh vấn đề ý của môn sinh hơn là sức mạnh bắp thịt (ngoại lực). Khi đánh trên, ta không quên dưới, khi đánh tả, phải để ý hữu, khi tiến phải liệu khi lùị Nếu muốn kéo vật gì lên, trước tiên phải đẩy xuống, làm cho có trốc gốc, vật lập tức nó bị đổ. Mọi phần trong cơ thể phải có mặt hư và mặt thực vào mỗi lúc. Toàn thân cũng có đặc tính này nếu xét như một đơn vị. Mọi phần trong cơ thể phải liên kết nhau, không được lẫn một chia cắt nhỏ.

Liên hợp thực hư :

Thái cực từ hư vô đến; âm dương từ nó mà phát sinh. Trong Động cả hai vận hành riêng rẽ, trong Tĩnh chúng pha trộn thành một, không thể có thiếu hoặc dự

Ta nhường khi địch khởi động và theo sát khi địch khởi luị Nhường để chế ngự kẻ mạnh gọi là thủ. Tiến để hại kẻ địch gọi là công. Dùng nhanh chế nhanh, dùng chậm chế chậm. Chuyên cần luyện tập sẽ khéo 'hiểu sức địch', quá trình đó là một mục đích tối thượng. Hoàn toàn chế ngự địch thủ mà không cần dò biết kình lực của hắn. Tuy nhiên phải khổ luyện.

Kình lên đỉnh đầu thì khí chìm xuống đan điền. Toàn thân giữ thẳng không nghiêng ngã về bất cứ hướng nàọ Địch không thể biết ta chuyển từ thực sang hư hay ngược lại bởi tốc độ để chuyển quá nhanh. Khi địch đè bên tả, bên ấy lập tức trống không, bên hữu cũng thế. Khi hắn tiến để đánh ta, hắn sẽ thấy đường dài vô cùng : khi hắn lui, hắn sẽ thấy đường quá ngắn.

Toàn thân Khinh Linh đến độ một chiếc lông cũng bị nhận thấy và dịu dàng đến nỗi một con ruồi đậu lên cũng làm cho nó chao đị Địch không đo lường ta động tĩnh, nhưng ta thấy trước tất cả về hắn.

Đứng như nột cái cân và động như một bánh xẹ Giữ sức nặng dồn về một bên. Nếu chia đều trên hai chân, bạn sẽ bị đẩy ngã dễ dàng. Liên hợp thực hư là chià khoá ở đâỵ Tiến từ tốn và theo đúng phương pháp (Đinh Tấn).

Thập Tam Thức và Ý :

Ý hướng dẫn khí, khí trầm sâu xuống và thấm vào xương. Nếu khí được trao dồi đúng cách, Kình sẽ nổi lên và ta sẽ thấy như thể đầu bị treo bằng một sợi dây phía trên, chờ vậy thân thể khỏi chậm lụt và vụng về. Ý và Khí phải liên hợp và trộn lẫn với sự thay đổi từ thực hư để phát triển một khuynh hướng tích cực. Khi tấn công, khí phải chìm sâu, hoàn toàn buông lỏng, và phải nhắm một hướng thôị Khi đứng thân thể phải ngay thẳng, buông lỏng, có thể bất thần phản ứng đối với một đòn tấn công bất cứ từ đâu đến.

Khí xuất hiện như một con diều hâu quắp một con thỏ và với tinh thần của một con mèo bắt một con chuột. Khi tĩnh, tĩnh như núị Khi động, cuồn cuộn như một dòng đại hà. Tích trữ và lưu giữ khí lực giống như trương một sợi dây cung, buông thả nó như băn một mũi tên. Khí lực được tích tự trước khi được buông lỏng và được phát triển từ xương sống. Thủ cũng là công. Khi công hai cánh tay phải hơi cong và phải dành lại một chút khí lực phòng khi kiệt sức. Ý là thủ lãnh. Khí là lá cờ và co lưng là lá phướng.

Trong khi tập, ban đầu làm những động tác vương dài, dần thu nhỏ lại thành những động tác ngắn gọn. Nếu địch không động, ta cũng không động. Nhưng khi địch chớm động, ta đã biết trước và ra tay trước. Khí lực bên ngoài có vẻ buông lỏng nhưng bên trong chắc nịch sẵn sàng phóng ra bất cứ động tác nàọ Đan điền buông lỏng khiến khí có thể thâm nhập vào xương tủỵ Tâm thần phải thoải mái, khiến ta có thể chú mục đến hướng đi của ý. Khi ta động, mọi vật đều động, khi ta tĩnh, mọi vật đều tĩnh. Khi ta động, khí dính vào lưng và tụ lại trong xương sống. Bên trong ta tập trung khí lực, nhưng bên ngoài ta tỏ ra thanh thản và trầm lặng. Đi như một con mèo và vận dụng khí lực như thể rút tơ từ một cái kén.

Nếu ta hoàn toàn không biết đến hơi thở và chỉ chú ý đến khí lực, sức công phá của ta sẽ mạnh như thép truị Trái lại, nếu ta quên khí mà chỉ chú ý đến hơi thở, khí sẽ không lưu chuyển, sức công phá sẽ yếu đi rất nhiềụ Khí giống như một chiếc bánh xe, eo lưng là trục bánh xe (hay là nguồn của lực).
    Blogger Comment
    Facebook Comment