Powered by Blogger.

HỆ THỐNG LƯU TRỮ SAN STORAGE SYSTEM ( PHẦN 2 )

6.3. Mở rộng server và thiết bị lưu trữ.

Khả năng mở rộng theo mođun của FC-AL là yếu tố chính để xây dựng được một nền tảng cho phép phát triển lâu dài và có thể quản lý được. Bus SCSI truyền thống chỉ có thể kết nối từ 7 đến 15 thiết bị lưu trữ. Trong tương lai, khi băng thông của bus SCSI tăng lên, số thiết bị trên bus vẫn bị hạn chế. Ngược lại, FC-AL hỗ trợ đến 126 nodes/vòng, và thông thường các nodes này có thể là server hoặc là thiết bị lưu trữ. Bằng cách mở rộng thêm vòng, khả năng mở rộng của mạng là không giới hạn. Khả năng mở rộng về quản lý và cân bằng là sự khác biệt quan trọng giữa FC-AL và SCSI. Phần lớn do sự giới hạn chiều dài cáp vật lý nên việc kết nối lưu trữ song song của SCSI yêu cầu phải gần với hệ thống máy chủ của nó, điển hình là server. Điều này sẽ tạo thành một mô hình tích hợp server và lưu trữ (server-storage).



Mô hình trên làm cho khả năng của server và khả năng lưu trữ không linh họat và cũng không hiệu quả. Sự kết hợp này chỉ khoảng từ 4 đến 10 ổ đĩa. Muốn mở rộng khả năng lưu trữ thì việc thêm nhiều server-storage là cần thiết. Nó bao gồm chi phí cho board của bộ xử lý server và các thiết bị ngoại vi. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa khả năng của server và lưu trữ trong mô hình này làm cho hệ thống họat động không hiệu quả và quá đắt.






Với giới hạn chiều dài cáp ít nghiêm ngặt hơn, FC-AL cho phép kết nối mạng lưu trữ và server trong môi trường SAN là độc lập nhau.







Khả năng mở rộng này cung cấp tính linh hoạt hơn và chi phí hiệu quả hơn, giúp cho khả năng lưu trữ cũng như thực hiện trên server được độc lập mà ở đây mỗi phần có thể mở rộng để cân bằng việc lưu trữ tốt nhất.




6.4. Kết nối theo modular.

Để tăng tính mềm dẻo trong khả năng xử lý server và khả năng lưu trữ dữ liệu, mạng FC-AL đưa ra khả năng mở rộng kết nối chưa được giới thiệu trong những kiến trúc trước đây. Do sử dụng các thiết bị theo modul trong mạng như hub, switch, bridge và router, các kiểu kết nối SAN cải tiến có thể mở rộng băng thông, nâng cao tính khả dụng cũng như cho phép mở rộng các ứng dụng SAN nâng cao trong việc quản lý lưu trữ và cân bằng tải.

6.5. Tính khả dụng và khả năng chịu lỗi cao.

Việc sử dụng cấu hình RAID trong lưu trữ cho khả năng chịu lỗi cao. Thực ra để tăng tính khả dụng của RAID, bên trong các ổ đĩa FC-AL được thiết kế sẵn mạch logic XOR cho khả năng RAID cấp 5. Chính vì thế khả năng chịu lỗi được cải thiện đồng thời giãm nhu cầu các bộ điều khiển RAID phức tạp, đắt tiền.

6.6. Tính dễ điều khiển.

Sự quản lý đến mức nhìn thấy node và mức thiết bị giúp dễ dàng cài đặt, triển khai và bảo trì trong bất kỳ mạng nào. Nhờ thay đổi cách tiếp cận mạng truyền thống, những thiết bị kết nối trong SAN như Hub và Switch đã tích hợp những khả năng quản lí có tính tiến hóa cao so với LAN và WAN. Một nền tảng SAN được quản lí hoàn chỉnh có khả năng theo dõi, kiểm soát từng node, vòng, thiết bị lưu trữ hay những thiết bị kết nối khác.
Các nền tảng chuẩn mở cho quản lí SAN:

• Tập lệnh SCSI
• Kỹ thuật tự báo cáo và theo dõi SCSI
• Nghi thức quản lí mạng đơn
• Quản lí cấp cao dựa trên Web.

6.7. Dễ tích hợp.

Khả năng tích hợp các giải pháp SAN vào mạng hiện có ý nghĩa to lớn. Kể từ khi xuất hiện khái niệm SAN, kiểu kết nối LAN_Server có thể là phương tiện liên thông giữa LAN và SAN, cho phép tận dụng các server đã có. Tùy chọn mở rộng cáp nối được FC_AL hỗ trợ cũng cho phép sự có mặt của SAN trong các trường đại học. Việc có nhiều loại cáp (xoắn đôi, đồng trục, quang) cũng làm khoảng cách kết nối SAN mở rộng đến 10km. Bên cạnh đó khả năng Plug_play, tự cấu hình cũng là đặc điểm quan trọng trong các thiết bị kết nối của SAN.

6.8. Khả năng ứng dụng nâng cao.

Như một sự thay thế cho kiểu giao tiếp lưu trữ SCSI cũ, băng thông và khả năng mở rộng của FC_AL đã mang lại nhiều thuận lợi. Tuy nhiên những thế mạnh của FC-AL vẫn chưa đủ để đem lại lợi thế cạnh tranh cho SAN. Những đặc tính nổi trội như khoảng cách kết nối được mở rộng, có hỗ trợ IP, sử dụng hub, bridge, switch và router cho các kiểu kết nối phức tạp, cấu trúc SAN mở ra một số khả năng mới bao gồm quản lí lưu trữ nâng cao và kỹ thuật clustering cho server-storage.

Clustering là một công nghệ máy chủ với khả năng chịu lỗi cao cung cấp những tính năng như: tính sẵn sàng và khả năng mở rộng. Công nghệ này nhóm các server và tài nguyên chung thành một hệ thống đơn có khả năng miễn dịch lỗi và tăng hiệu năng hoạt động. Các máy trạm tương tác với nhóm các server như thể nhóm các server này là một hệ thống đơn. Nếu một server trong nhóm bi hư, các server khác sẽ đảm trách phần việc của nó. Công nghệ Clustering có thể làm tăng hiệu quả hơn so với hệ thống các server đa xử lý vì có khả năng xử lý I/O tốt hơn với một số lượng lớn các Client.

6.8.1 Quản lí lưu trữ nâng cao.

Vấn đề: Áp lực từ việc gia tăng lượng dữ liệu lưu trữ, trong khi vẫn duy trì cách kháng lỗi, khả năng bảo mật một cách kịp thời.

Giải pháp: băng thông cao và kiểu kết nối linh họat sẽ làm tăng tốc tiến trình khôi phục dữ liệu, tạo thuận lợi cho khôi phục từ xa hay thiết bị lưu trữ dạng phân cấp.

Có lẽ thách thức lớn nhất mà quản lí lưu trữ đang đối mặt là nhu cầu cung cấp khả năng truy cập dữ liệu tức thời, bảo mật và hiệu quả. Muốn vượt qua thách thức này, một số vấn đề cần được làm rõ:


Giới hạn kết nối và băng thông là vấn đề chính của kiểu kết nối SCSI, server_LAN. Còn đối với SAN thì ngược lại, đây là môi trường duy nhất mở ra khả năng rộng lớn cho quản lí lưu trữ trong đó bao gồm backup, tạo bản sao và quản lí lưu trữ phân tán phân cấp dùng những thiết bị lưu trữ có tốc độ “trực tuyến” hay gần như trực tuyến.


6.8.2. Kỹ thuật Clustering cho Server-Storage.

Vấn đề: Tính kháng lỗi không đi đôi với tính kinh tế của hệ thống

Giải pháp: Dùng kỹ thuật Clustering Server-Storage, SAN dễ dàng đáp ứng tính khả dụng cao và khả năng kháng lỗi nhờ sử dụng hệ thống con về lưu trữ, server rất kinh tế.

Khi được xem là một giải pháp xử lí phân tán phía server, kỹ thuật Clustering cho Server-Storage nhanh chóng trở thành xu thế tiếp cận chính trên thị trường.





Một Cluster có nhiều server được dùng để bảo đảm khả năng chịu lỗi cũng như tăng hiệu năng hoạt động của hệ thống server sẽ được thêm vào nhóm khi nhu cầu xử lý tăng.

7. Kết luận.

Với sự phát triển của các hệ thống mạng phức tạp và các giải pháp toàn cục, người ta cần một kỹ thuật lưu trữ dễ quản lý và có hiệu năng cao. Đó là FC-AL và SAN, chúng hứa hẹn một sự phát triển mạnh về mạng lưu trữ trung tâm (network-centric).

Giải pháp và sản phẩm SAN mở hiện nay đã bắt đầu được cung cấp từ các nhà sản xuất hàng đầu, các nhà tích hợp hệ thống và các công ty bán hàng. Kèm theo đó là các bộ tương thích FC-AL, các Hub thông minh, các ổ đĩa và disk array.

Hỏi  
Khái niệm này là gì vậy? Đọc qua về nó nhưng không được tường minh lắm. Bạn nào giúp mình.

Trả lời:
SAN là hệ thống mạng lưu trữ, thường được sử dụng ở những nơi lưu trữ nhiều dữ liệu như ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,...các dữ liệu này cần độ an toàn, dự phòng rất cao và có thể truy xuất nhanh. SAN giúp việc sử dụng tài nguyên lưu trữ hiệu quả hơn, dễ dàng hơn trong công việc quản trị, quản lý tập trung các thao tác tăng độ an toàn, sao lưu, khôi phục khi có sự cố. SAN cũng giống như bạn đem cái hard disk trong PC lên bỏ trên Internet để có thể truy cập được vào hard disk này lấy tài liệu cho dù bạn đang ở xa nhà hay công ty. SAN có thể lưu ở ISP hoặc các nhà dịch vụ mạng. Việc này còn tuỳ ở bạn có an tâm để người khác giữ dùm tài liệu riêng của mình hay không ?

Trong hệ thống SAN có 3 thành phần chính:

- Thiết bị lưu trữ: là các tủ đĩa có dung lương lớn, khả năng truy xuất nhanh, có hỗ trợ các chức năng RAID, local Replica,...tủ đĩa này là nơi chứa dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống.
- Thiết bị chuyển mạch SAN: đó là các SAN switch thực hiện việc kết nối các máy chủ đến tủ đĩa.
- Các máy chủ hoặc máy trạm cần lưu trữ, được kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.

Một trong những kỹ thuật SAN sử dụng hiện nay là Fibre Channel (FC). Kỹ thuật này đã dược chuẩn hóa bởi ANSI. Kỹ thuật Gigabit Ethernet được ra đời cũng dựa trên kỹ thuật này. Tốc độ hiện nay của Fibre Channel là 2Gbps. Ngoài ra Cisco cũng có đưa ra nhiều kỹ thuật khác cho SAN nhưng chưa được sử dụng rộng rãi: SCSI over IP, FC over Ethernet. Bây giờ ít ai dùng Fibre Channel SAN vì nó mắc hơn, và không có nhiều uyển chuyển bằng iSCSI SAN. Tuy FC SAN có hiệu suất cao hơn nhưng còn tùy hãng cần những gì.

Mỗi máy chủ cần kết nối phải được trang bị tối thiểu một HBA card, các SAN switch thông thường có 16, 24 hay 32 port. Lựa chọn tủ đĩa lưu trữ và hệ thống sao lưu dự phòng thì hơi phức tạp vì hiện nay có rất nhiều thiết bị của nhiều hãng khác nhau, đa số các hệ thống này rất mắc tiền. Khi lựa chọn tủ đĩa lưu trữ, bạn cần phải chú ý đến dung lượng cần thiết, khả năng lưu trữ tối đa, cache, IOP, khả năng remote replica,...Ngoài ra, bạn còn phải lựa chọn các phần mềm quản lý SAN, các phần mềm sao lưu,.. Các tiêu chí để chọn phần cứng lưu trữ:

- Số lượng máy chủ:==> số HBA, loại SAN switch, dung lượng thiết bị lưu trữ
-Tốc độ backup, restore,...==>performance cần thiết của SAN
- Cần bao nhiêu không gian lưu trữ và phải tính cả khả năng phát triển dự phòng vào đó nữa

Phần mềm lưu trữ: tùy kiểu backup, loại lưu trữ, loại dữ liệu cần lưu trữ mà ta sẽ chọn. Ví dụ: Veritas(Symantec), Networker (EMC)...Nói chung là hệ thống SAN giá thường rất cao, chỉ những cty lớn, nơi có nhiều dữ liệu, dữ liệu tăng lên hàng ngày rất nhiều mới cần dùng.

Hiện nay co nhiều hãng tham gia vào thị trường SAN. Nổi tiếng có những hãng: EMC, HP, SUN. Về giải pháp của IBM có thể tham khảo IBM SAN DS4800.
    Blogger Comment
    Facebook Comment