Powered by Blogger.

Giáo trình CCNA 1 - Chương 7 : Giao thức định tuyến theo Vectơ khoảng cách

GIỚI THIỆU

Giao thức định tuyến động giúp cho “cuộc sống“ của người quản trị mạng trở nên đơn giản hơn nhiều. Nhờ có định tuyến động mà người quản trị mạng không còn tốn thời gian để cấu hình đường cố định và chỉnh sửa lại chúng khi có sự cố. Với định tuyến động, router có thể tự động cập nhật và thay đổi việc định tuyến theo sự thay đổi của hệ thống mạng. Tuy nhiên định tuyến động cũng có những vấn đề của nó .Trong chương này sẽ đề cập đến các vấn đề của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách và các phương pháp mà những nhà thiết kế sử dụng để giải quyết những vấn đề này.

RIP (Routing Information Protocol) là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách được sử dụng rộng rãi trên thế giới .Mặc dù RIP không có những khả năng và đặc điểm như những giao thức định tuyến khác nhưng RIP  dựa trên những chuẩn mở và sử dụng đơn giản nên  vẫn được các nhà quản trị mạng ưa dùng .Do đó RIP là một giao thức tốt để người học về mạng bước đầu làm quen .Trong chương này sẽ giới thiệu cấu hình RIP và xư lý sự cố đối với RIP .

Giống như RIP, IGRP (Interior Gateway Routing Protocol)cũng là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách. Nhưng khác với RIP, IGRP là giao thức độc quyền của Cisco chứ không phải là một giao thức dựa trên các chuẩn mở. IGRP phức tạp hơn so với RIP, sử dụng nhiều thông số để chọn đường đi tốt nhất đến đích nhưng IGRP  vẫn là một giao thức sử dụng đơn giản .Trong chương này cũng sẽ giới thiệu cấu hình IGRP và xử lý sự cố đối với IGRP.

Sau khi hoàn tất chương trình ,các bạn sẽ thực hiện được những việc sau :

•   Mô tả được tai sao định tuyến lặp vòng lại xảy ra đối với định tuyến theo vectơ khoảng cách .
•  Mô tả được các phương pháp được sử dụng để đảm bảo cho các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách định tuyến đúng.
•  Cấu hình RIP
•  Sử dụng lệnh ip classless
•  Xử lý sự cố của RIP
•  Cấu hình RIPđể chia tải
•  Cấu hình đường cố định cho RIP
•  Kiểm tra cấu hình RIP
•  Cấu hình IGRP
•  Kiểm tra hoạt động của IGRP
•  Xử lý sự cố IGRP

7.1. Định tuyến theo vectơ khoảng cách

7.1.1. Cập nhật thông tin định tuyến

Bảng định tuyến được cập nhật theo chu kỳ hoặc khi cấu trúc mạng có sự thay đổi .Điểm quan trọng đối với một giao thức định tuyến là làm sao cập nhật bảng định tuyến một cách hiệu quả. Khi cấu trúc mạng thay đổi ,thông tin cập nhật phải được xử lý trong toàn bộ hệ thống .Đối với định tuyến theo vectơ khoảng cách thì mỗi router gửi toàn bộ bảng định tuyên của mình cho các router kết nối trực tiếp với nó.Bảng định tuyến bao gồm các thông tin về đường đi tới mạng đích như:tổng chi phí (ví dụ như khoảng cách chẳng hạn )tính từ bản thân router đến mạng đích ,địa chỉ của trạm kế tiếp trên đường đi.
 
Hình 7.1.1

7.1.1. Lỗi định tuyến lặp
 
 
 
Hình 7.1.2

Định tuyến lặp có thể xảy ra khi bảng định tuyến trên các router chưa được cập nhật hội tụ do quá trình hội tụ chậm.

1.  Trước khi mạng 1 bị lỗi ,tất cả các router trong hệ thống mạng đều có thông tin đúng về cấu trúc mạng và bảng định tuyến là chính xác .Khi đó chúng ta nói các router đã hội tụ .Giả sử rằng: router C chọn đường đến Mạng 1 bằng con đường qua router Bvà khoảng cách của con đường này từ router C đến Mạng 1 và 3 (hops)(Nghĩa là nếu đi từ router C đến Mạng 1 theo con đường này thì còn cách 3 router nữa).

2.  Ngay khi mạng 1 bị lỗi, router E liền gửi thông tin cập nhật cho router A. Router A lập tức ngưng việc định tuyến về Mạng 1. Nhưng router B, C và D vẫn tiếp tục việc này vì chúng vẫn chưa hay biết về việc Mạng 1 bị lỗi. Sau đó router A cập nhật thông tin về Mạng 1 cho router B và D. Router B,D lập tức ngưng định tuyến các gói dữ liệu về Mạng 1 nên nó vẫn định tuyến các gói dữ liệu đến Mạng 1 qua router B.

3.  Đến thời điểm cập nhật định kỳ của router C, trong thông tin cập nhật của router C gửi cho router D vẫn có thông tin về đường đến Mạng 1 qua router B. Lúc này router D thấy rằng thông tin này tốt hơn thông tin báo Mạng 1 bị lỗi mà nó vừa nhận được từ router A lúc này. Do đó router D cập nhật lại thông tin này vào bảng định tuyến mà không biết rằng như vậy là sai .Lúc này, trên bảng định tuyến, router D có đường tới Mạng 1 là đi qua router C. Sau đó router D lấy bảng định tuyến vừa mới cập nhật xong gửi cho router A. Tương tự, router A cũng cập nhật lại đường đến Mạng 1 lúc này là qua router D rồi gửi cho router Bvà E. Quá trình tương tự tiếp tục xảy ra ở router B,E. Khi đó, bất kỳ gói dữ liệu nào gửi tới Mạng 1 đều bị gửi lặp vòng từ router C tới router B tới router A tới router D rồi tới router C.
 
7.1.3. Định nghĩa giá trị tối đa

Việc cập nhật sai về Mạng 1 như trên sẽ bị lặp vòng như vậy hoài cho đến khi nào có một tiến trình khác cắt đứt được quá trình này. Tình trạng như vậy gọi là đếm vô hạn, gói dữ liệu sẽ bị lặp vòng trên mạng trong khi thực tế là Mạng 1 đã bị ngắt. Với vectơ khoảng cách sử dụng thông số là số lượng hop thì mỗi khi router chuyển thông tin cập nhật cho router khác ,chỉ số hop sẽ tăng lên 1.Nếu không có biện pháp khắc phục tình trạng đếm vô hạn ,thì cứ như vậy chỉ số hop sẽ tăng lên đến vô hạn.

Bản thân thuật toán định tuyến theo vectơ khoảng cách có thể tự sữa lỗi được nhưng quá trình lặp vòng này có thể kéo dài đến khi nào đếm đến vô hạn. Do đó để tránh tình trạng lỗi này kéo dài, giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách đã định nghĩa giá trị tối đa.

Bằng cách này ,giao thức định tuyến cho phép vòng lặp kéo dài đến khi thông số định tuyến vượt qua giá trị tối đa. Ví dụ như hình vẽ dưới, khi thông số định tuyến là 16 hop lớn hơn giá trị tối đa là 15 thì thông tin cập nhật đó sẽ bị router huỷ bỏ. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi giá trị của thông số định tuyến vượt qua giá trị tối đa thì xem như mạng đó là không đến được.
 
Hình 7.1.3

7.1.4. Tránh định tuyến lặp vòng bằng split horizone

Một nguyên nhân khác gây ra lặp vòng là router gửi lại những thông tin định tuyến mà nó vừa nhận được cho chính router đã gửi những thông tin đó. Phần sau đây sẽ phân tích cho các bạn thấy sự cố xảy ra như thế nào:

1.  Router A gửi một thông tin cập nhật cho router B và D thông báo là Mạng 1 đã bị ngắt. Tuy nhiên router C vẫn gửi cập nhật cho router B là router C có đường đến Mạng 1 thông tin qua router D, khoảng cách của đường này là 4.

2.  Khi đó router B tưởng lầm là router C vẫn có đường đến Mạng 1 mặc dù con đường này có thông số định tuyến không tốt bằng con đường cũ của router B lúc truớc. Sau đó router B cũng cập nhật cho router A về đường mới đến Mạng 1 mà router B vừa mới nhận được.

3.  Khi đó router A sẽ cập nhật lại là nó có thể gửi dữ liệu đến Mạng 1 thông qua router B. Router B thì định tuyến đến Mạng 1 thông qua router C. Router C lại định tuyến đến Mạng 1 thông qua router D. Kết quả là bất kỳ gói dữ liệu nào đến Mạng 1 sẽ rơi vào vòng lặp này.

4.  Cơ chế split-horizon sẽ trách được tình huống này bằng cách: Nếu router B hoặc D nhận được thông tin cập nhật về Mạng 1 từ router A thì chúng sẽ không gửi lại thông tin cập nhật về Mạng 1 cho router A nữa. Nhờ đó, split- horizon làm giảm được việc cập nhật thông tin sai và giảm bớt việc xử lý thông tin cập nhật.
 
 
Hình 7.1.4

7.1.5. Route poisoning

Route poisoning được sử dụng để tránh xảy ra các vòng lặp lớn và giúp cho router thông báo thẳng là mạng đã không truy cập được nữa bằng cách đặt giá trị cho thông số định tuyến (số lượng hop chẳng hạn )lớn hơn giá trị tối đa.

Ví dụ như hình 7.1.5 : khi Mạng 5 bị ngắt thì trên bảng định tuyến của router E giá trị hop cho đường đến Mạng 5 là 16,giá trị này có nghĩa là Mạng 5 không truy cập được nữa .Sau đó router E cập nhật cho router C bảng định tuyến này ,trong đó đường đến Mạng 5 có thông số hop là 16 được gọi là route poisoning .Sau khi router C nhận được cập nhật về route poisoning từ router E ,router C sẽ gửi ngược trở lại thông tin này cho router E .Lúc này ta gọi thông tin cập nhật về Mạng 5 từ router C gửi ngược lại cho router E là route poison reverse.Router C làm như vậy để đảm bảo là nó đã gửi thông tin route poisoning ra tất cả các đường mà nó có .

Khi route poisoning được sử dụng kết hợp với cập nhật tức thời sẽ giúp rút ngắn thời gian hội tụ giữa các router vì khi đó router không cần phải chờ hết 30 giây của chu kỳ cập nhật mới về route poisoning.

Tóm lại ,route poisoning có nghĩa là khi có một con đường nào đó bị ngắt thì router sẽ thông báo về con đường đó với thông số định tuyến lớn hơn giá trị tối đa. Cơ chế route poisoning không hề gây mâu thuẫn với cơ chế split horizon .Split horizon có nghĩa là khi router gửi thông tin cập nhật ra một đường liên kết thì router không được gửi lại những thông tin nào mà nó vừa nhận vào từ đường liên kết đó.Bây giờ ,router vẫn gửi lại những thông tin đó nhưng với thông số định tuyến lớn hơn giá trị tối đa thì kết quả vẫn như vậy .Cơ chế này gọi là split horizon kết hợp với poison reverse.

Khi mạng 5 bị ngắt ,Router E sử dụng route poisoning bằng cách đặt giá trị 16 trên bảng định tuyến để cho biết mạng này không đến được nữa .
 
 
Hình 7.1.5

7.1.6 Trách định tuyến lặp vòng bằng cơ chế cập nhật tức thời

Hoạt động cập nhật bảng định tuyến giữa các router láng giềng được thực hiện theo chu kỳ .Ví dụ :cứ sau 30 giây RIP thực hiện cập nhật một lần .Ngoài ra còn có cơ chế cập nhật tức thời để thông báo về một thay đổi nào đó trong bảng định tuyến .Khi router phát hiện ra có một thay đổi nào đó trong cấu trúc thì nó lập tức gửi thông điệp cập nhật cho các router láng riềng để thông báo về sự thay đổi đó. Nhất là khi có một đường nào đó bị lỗi không truy cập được nữa thì router phải cập nhật tức thời thay vì đợi đến hết chu kỳ. Cơ chế cập nhật tức thời kết hợp với route poisoning sẽ đảm bảo cho tất cả các router nhận được thông tin khi có một đường nào đó bị ngắt trước khi thời gian holddown kết thúc.

Cơ chế cập nhật tức thời cho toàn bộ mạng khi  có sự thay đổi trong cấu trúc mạng giúp cho các router được cập nhật kịp thời và khởi động thời gian holddown nhanh hơn.
 
 Ví dụ như hình 7.1.6: router C cập nhật tức thời ngay khi mạng 10.4.0.0 không truy cập được nữa. Khi nhận được thông tin này, router B cũng phát thông báo về mạng 10.4.0.0 ra cổng S0/1. Đến lướt router A  cũng sẽ phát thông báo ra cổng Fa0/0.

NetWordk 10.4.0.0 is unreachable

Với cập nhật tức thời, router sẽ gửi thông điệp ngay để thông báo sự thay đổi trong bảng định tuyến của mình
 
 
Hình 7.1.6

7.1.7. Tránh lặp vòng với thời gian holddown

Tình trạng lặp vòng đến vô hạn như đã đề cập ở phần 7.1.2 có thể tránh được bằng cách sử dụng thời gian holddown như sau:

Khi router nhận được từ router láng giềng một thông tin cho biết là một mạng X nào đó bây giờ không truy cập được nữa thì router sẽ đánh dấu vào con đường tới mạng X đó là không truy cập được nữa và khởi động thời gian holddown. Trong khoảng thời gian holddown này, nếu router nhận được thông tin cập nhật từ chính router láng riềng lúc nãy thông báo là mạng X đã truy cập lại được thì router mới cập nhật thông tin đó và kết thúc thời gian holddown.

Trong suốt thời gian holddown nết router nhận được thông tin cập nhật từ một router láng riêng khác (không phải là router láng giềng đã phát thông tin cập nhật về mạng X lúc nãy) nhưng thông tin này cho biết có đường đến mạng X với thông số định tuyến tốt hơn con đường mà router trước đó thì nó sẽ bỏ qua, không cập nhật thông tin này. Cơ chế naỳ giúp cho router tránh được việc cập nhật nhầm những thông tin cũ do các router láng giềng chưa hay biết gì về việc mạng X đã không truy cập được nữa. Khỏng thời gian holddown bảo đảm cho tất   cả   các router trong hệ thống mạng đã được cập nhật xong về thông tin mới. Sau khi thời gian holddown hết thời hạn, tất cả các router trong hệ thống đều đã được cập nhật là mạng X không truy cập được nữa, khi đó các router đều có thể nhận biết chính xác về cấu trúc mạng. Do đó, sau khi thời gian holddown kết thúc thì các router lại cập nhật thông tin như bình thường.
 
 
Hình 7.1.7

 7.2.RIP

7.2.1. Tiến trình của RIP

IP RIP được mô tả chi tiết trong 2 văn bản. Văn bản đầu tiên là RFC1058 và văn bản thứ 2 là Tiêu chuẩn Internet(STD)56.

RIP được phát triển trong nhiều năm bắt đầu từ phiên bản 1 (RIPv1)

RIP chỉ là giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ cho đến phiên bản 2(RIPv2)
 
RIP trở thành giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ. RIPv2 có những ưu điểm hơn như sau:

•  Cung cấp thêm nhiều thông tin định tuyến hơn.
•   Có cơ chế xác minh giữa các router khi cập nhật để bảo mật cho bảng định tuyến.
•   Có hỗ trợ VLSM(variable Length Subnet Masking-Subnet mask có chiều dài khác nhau).

RIP tránh định tuyến lặp vòng đếm đến vô hạn bằng cách giới hạn số lượng hop tối đa cho phép từ máy gửi đến máy nhận, số lương hop tối đa cho mỗi con đường là 15. Đối với các con đường mà router nhân được từ thông tin cập nhật của router láng giềng, router sẽ tăng chỉ số hop lên 1  vì router xem bản thân nó  cũng là 1 hop trên đường đi. Nếu sau khi tăng chỉ số hop lên 1 mà chỉ số này lớn hơn 15 thì router sẽ xem như mạng đích không tương ứng với con đương này không đến được. Ngoài ra, RIP cũng có những đặc tính tương tự như   các giao thức định tuyến khác. Ví dụ như : RIP cũng có horizon và thời gian holddown để tránh cập nhật thông tin định tuyến không chính xác.

Các đặc điểm chính của RIP

•  Là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách.

Các đặc điểm chính của RIP
•  Là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách.
•  Thông số định tuyến là số lương hop.
•  Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ liệu đó sẽ bị huỷ bỏ.
•  Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây.


7.2.2. Cấu hình RIP

Lênh router rip dùng để khởi động RIP. Lênh network dùng để khai báo những cổng giao tiếp nào của router được phép chạy RIP trên đó. Từ đó RIP sẽ bắt đầu gửi và nhận thông tin cập nhật trên các cổng tương ứng RIP cập nhật thông tin định tuyến theo chu kỳ. Khi router nhận được thông tin cập nhật có sự thay đổi nào đó thì nó sẽ cập nhật thông tin mới vào bảng định tuyến. Đối với những con đường tới mạng đích mà router học được từ router láng giềng thì nó sẽ tăng chỉ số hop lên 1 địa chi nguần của thông tin cập nhật này sẽ là địa chỉ trạm kế tiếp RIP chỉ chon một con đường tốt nhất đến mạng đích, tuy nhiên nó cũng có thể sử dụng nhiều con đường có chỉ số bằng nhau đến cùng 1 đích.

Chúng ta có thể cấu hình cho RIP thực hiên cập nhật tức thời khi cấu trúc mạng thay đổi bằng lệnh ip rip triggered. Lệnh này chỉ áp dụng cho cổng serial của router. Khi cấu trúc mạng thay đổi, router nào nhận biết được sự thay đổi đầu tiên sẽ cập nhật vào bảng định tuyến của nó trước, sau đó nó lập tức gửi thông tin cập nhật cho các router khác để thông báo về sự thay đổi đó. Hoạt động này là cập nhật tức thời va nó xảy ra hoàn toàn độc lập với cập nhật đinh kỳ. hình 7.2.2 là một ví dụ về cấu hình của RIP
 
Hình 7.2.2

•  BHM(config)#router rip- chọn RIP làm giao thức định tuyến cho router.
•  BHM(config- router)#network10.0.0.0- khai báo mạng kết nối trực tuyến vào router.
•  BHM (config- router) #network 192.168.13.0-khai báo mạng kết nối trực tuyến vào router.

Các cổng trên router kết nối vào mạng 10.0.0.0 và 192.168.13.0 sẽ thực hiện gửi và nhận thông tin cập nhật về định tuyến.

Sau khi đã khởi động RIP trên các mạng rồi chúng ta  có thể thực hiện thêm một số cấu hình khác. Những cấu hình này không bắt buộc phải làm, chúng ta chỉ cấu hình thêm nếu thấy cần thiết:

•  Điều chỉnh các thông số định tuyến.
•  Điều chỉnh các thông số về thời gian hoạt động của RIP.
•  Khai báo phiên bản của RIP mà ta đang sử dụng(RIPv1 hay RIPv2).
•  Cấu hình cho RIP chỉ gửi thông tin định tuyến rút gọn cho một cổng nào đó.
•  Kiểm tra thông tin định tuyến IP rut gọn.
•  Cấu hình cho IGRP và RIP chạy đồng thời .
•  Không cho phép RIP nhận thông tin cập nhật từ một địa chỉ IP nào đó.
•  Mở hoặc tắt chế độ split horizon.
•  Kết nối RIP vào mạng WAN.

Tóm lại, để cấu hình RIP, chúng ta có thể bắt đầu từ chế độ cấu hình toàn cục như sau:

•  Router(config)# router rip – khởi động giao thức định tuyến RIP.
•  Router(config- router)#network network- number- khai báo các mạng mà RIP được phép chạy trên đó.

7.2.3. Sử dụng lệnh ip classless.

Khi router nhận được gói dữ liệu có địa chỉ đích là một subnet không có trên bảng định tuyến của router. Trên bảng định tuyến của router không có chính xác subnet với subnet đích của gói dữ liệu. Ví dụ: một tổ chức   sử dụng địa chỉ mạng 10.10.0.0/16,  khi  đó  subnet  10.10.10.0/24 có  supernet  là  10.10.0.0/16. Trong trường hợp như vậy, ta dung lệnh ip classless để router không hủy bỏ dữ liệu mà sẽ chuyển gói ra đường  đến địa chỉ supernet, nếu có. Đối với phần mền Cisco IOS phiên bản 11.3 trở về sau, mặc định là lệnh ip classlet đã được chạy trong cấu hình của router. Nếu bạn tắt lệnh này đi thì dùng lệnh NO của câu lệnh này.

Tuy nhiên, nếu không có chức năng này thì tất cả các gói có địa chỉ đích là một subnet có cùng supernet với các điạ chỉ mạng khác của router nhưng lại không có trong bảng định tuyến. Đây chính là đặc điểm quan trọng của giao thức định tuyến theo lớp. Nếu một địa chỉ mạng lớn được chia thành các subnet con chứ không có toàn bộ các subnet. Khi đó gói dữ liệu nào có địa chỉ đích là một subnet nằm trong địa chỉ mạng lớn nhưng lại không có trên bảng định tuyến của router thì router sẽ hủy bỏ.
 
 
Hình 72.2.3a.khi không có lệnh ip classless.

Cơ chế này bị nhầm lẫn nhất khi router có cấu hình đường mặc định. Từ một địa chỉ mạng lớn chia thành nhiêu subnet con. Kết nối trực tiếp vào router chỉ có một số subnet. Khi router xây dựng bảng định tuyến, trên bảng định tuyến đương nhiên có các subnet của mạng kết nối trực tiếp vào router. Còn những subnet nào không có thì router coi như subnet đó không tồn tại. Do đó, khi router nhận được gói dữ liệu có địa chỉ đích là một subnet không có trên bảng định tuyến nhưng lại có cùng supernet với các mạng kết nối trực tiếp vào router thì router xem như mạng đích đó không tồn tại và hủy bỏ gói dữ liệu cho dù trên bảng định tuyến của router có cấu hình đường mặc đinh. Lệnh ip classless sẽ giải quết vấn đề này băng cách cho phép router không cần quan tâm đến lớp của địa chỉ đích nữa. khi đó router không tìm thấy được cụ thể mạng đích trên bảng định tuyến thì nó sẽ sử dụng đương mặc định để chuyển gói đi.
 
 
Hình 7.2.3b: Khi có lệnh ip classless.

7.2.4. những vấn đề thường gặp khi cấu hình RIP.

Router định tuyến theo RIP phải dựa vào các router láng giềng để học thông tin đến các mạng mà không kết nối trực tiêp vào router. RIP sử dụng thuật toán đinh tuyến theo vectơ khoảng  cách đề có nhược điểm chính tốc độ hội tụ chậm. Trạng thái hội tụ là khi tất  cả các router trong hệ thống mạng đều có thông tin đinh tuyến về hệ thống mạng giống nhau và chính xác.

Các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường gặp vấn đề về định tuyến lặp vòng và đếm đến vô hạn. Đây là hậu quả khi các router chưa được hội tụ nên truyền cho nhu những thông tin cũ chưa được cập nhật đúng.

Để giải những vấn đề này RIP sử dụng những kỹ thật sau

•  Định nghĩa giá trị tối đa
•  Split horizon.
•  Poison reverse.
•  Thời gian holddown.
•  Cập nhật tức thời.

Có một số kỹ thuật đòi hỏi bạn phải cấu hình còn một số khác thì không cần cấu hình gì cả hoặc chỉ cần cấu hình một chút thôi.

RIP giới hạn số hop tối đa là 15. Bất kỳ mạng đích nào có số hop lớn hơn 15 thì xem như mạng đó không đếm được. Điều này làm cho RIP bị hạn chế không sử dụng được cho những hệ thống mạng lớn nhưng nó giúp cho RIP tránh được lỗi đếm đến vô hạn.

Luật split horizon la: khi gửi thông tin cập nhật ra một hướng nào đó thì không gửi lại những thông tin mà router đã nhận được từ hường đó. Trong một số cấu hình mạng thì bạn cần phải tắt cơ chế split horizon:

GAD (config-if)#no ip split- horizon

Thời gian holddown là một thông số mà bạn có thể thay đổi nếu cần. Khoảng thời gian holddown giúp cho router tránh bị lặp vòng đếm đến vô hạn nhưng đồng thời nó cũng làm tăng thời gian hội tụ giữa các router. Trong khoảng thời gian này, router không cập nhật những đường nào có thông số định tuyến không tốt bằng con đường mà router có trước đó, như vậy thì có khi có đường khác thay thế cho đường cũ thật nhưng router cũng không cập nhật. Thời gian holddown mặc định của RIP là 180 giây. Bạn có thể điều chỉnh thời gian holddown ngắn lại đêt tăng tốc độ hội tụ nhưng bạn nên cân nhắc kỹ. Thời gian holddown lý tưởng là phải dài hơn khoảng thời gian dài nhất có thể để cho toàn bộ hệ thống mạng được cập nhật song. Ví dụ như hình dưới, chúng ta có 4 router. Nếu mối router có thời gian cập nhật là 30 giây thì thời gian tối đa để cho cả 4 router cập nhật xong là 120 giây như vậy thời gian holddown phải dài hơn 120 giây.

Để thay đổi thời gian holddown bạn dùng lệnh sau

Router(config- router)#timers basic update invalid holddown flush[sleeptime]
 
 
 Hình 7.2.4

Một lý do khác làm ảnh hưởng đến tốc độ hội tụ là chu kỳ cập nhật. chu kỳ cập nhật mặc định của RIP là 30 giây . Bạn có thể điều chỉnh cho chu kỳ cập nhật dài hơn để tiếp kiệm băng thông đường truyền hoặc rút ngắn chu kỳ cập nhật lại để tăng tốc độ hội tụ.

Để thay đổi chu kỳ cập nhật, bạn dụng lệnh sau GAD(config- router)#update-timer seconds.
 
Còn một vấn đề nữa mà ta thường gặp đối với giao thức định tuyến là ta không
 
muốn cho các giao thức này gửi  các thông tin cập nhật về định tuyến ra một cổng nào đó. Sau khi bạn nhập lệnh network để khai báo địa chỉ mạng là lập tức RIP bắt đầu gửi các thông tin định tuyến ra tất cả các cổng có địa chỉ mạng nằm trong mạng mà  bạn vừa khai báo. Nhà quản trị mạng có thể không cho phép gửi thông tin cập nhật về định tuyến ra một cổng nào đó bằng lệnh passive – interface.

GAD(config- router)#passive- interface Fa0/0.

RIP là giao thức broadcast. Do đó, khi muốn chạy RIP trong mạng non-broadcast như Frame Relay thì ta cần phải khai báo các router RIP láng giềng bằng lệnh sau:

GAD(config- router) # neighbor ip address

Phần mền Cisco IOS mặc nhiên nhận gói thông tin của cả RIP phiên bản 1 và 2 nhưng chỉ gửi đi gói thông tin bằng RIP phiên bản 1. Nhà quản trị mạng có thể cấu hình cho router chỉ gửi và nhận gói phiên bản 1 hoặc là chỉ gửi gói phiên bản 2…bằng các lệnh sau:

GAD(config- router) # version {1/2} GAD(config- if) # ip rip send version 1

GAD(config- if) # ip rip send version 2

GAD(config- if) # ip rip send version 1 2

GAD(config- if) # ip rip receive version 1

GAD(config- if) # ip rip receive version 2

GAD(config- if) # ip rip receive version 1 2

7.2.5.kiểm tra cấu hình RIP

Có nhiều lệnh có thể sử dụng để kiểm tra cấu hình RIP có đúng hay không. Trong đó hai lệnh thường đước sử dụng nhiều nhẩt là   Show ip route và show ip protocols.

Lệnh show ip protocols sẽ hiển thị các giao thức định tuyến IP đang được chạy trên router. Kết quả hiển thị của lệnh này có thể giúp bạn kiểm tra được phần lớn cấu hình của RIP nhưng chưa phải là đầy đủ, toàn bộ. sau đây là một số điểm bạn cần chú ý kiểm tra:

•  Có đúng là giao thức định tuyến RIP đã được cấu hình hay không.
•   RIP được cấu hình để gửi và nhận thông tin  cập nhật trên các cổng vào, có chính xác hay không.
•  Các địa chỉ mạng được khai báo trên router để chạy RIP có đúng hay không.
 
 
 
Hình 7.2.5a.

Lệnh show ip router được sử dụng để kiểm tra xem những đường đi mà router học được từ các router RIP láng giềng có được cài đặt vào bảng định tuyến không trên. Trên kết quả hiển thị bảng định tuyến, bạn kiểm tra các đường có đánh dấu bằng chữ “R” ở đầu dòng là những đường mà router học đựơc từ các router RIP láng giềng. Bạn cũng nên nhớ rằng các router luôn có một khoảng thời gian để hội tụ với nhau, do đó các thông tin mới có thể chưa được hiển thị ngay trên bảng định tuyến được. Ngoài ra còn có một số lệnh khác mà bạn có thể  sử dụng để kiểm tra

cấu hình RIP :

•  Show interface interface.
•  Show ip interface interface.
•  Show running –config
 
 
Hình 7.2.5b.

7.2.6. Xử lý sự cố về hoạt động cập nhật của RIP

Hầu hết các lỗi cấu hình RIP đều do khai báo câu lệnh network sai, subnet không liên tục hoặc là do split horizon. Lệnh có tác dụng nhẩt trong việc tìm lỗi của RIP trong họat động cập nhật là lệnh debug ip rip

Lệnh debug ip rip sẽ hiển thị  tất cả các thông tin định tuyến mà RIP gửi và nhận. Ví dụ trong hình 7.2.6a cho thấy kết quả hiển thị của lệnh debug ip rip. Sau khi nhận được thông tin cập nhật , router sẽ xử lý thông tin đó rồi sau đó gửi thông tin mới vừa cập nhật ra các cổng. Trong hình 7.2.6a cho thấy router chạy RIP phiên bản 1 và RTP gửi cập nhật theo kiểu broadcast (địa chỉ  broadcast 255.255.255.255). Số trong ngoặc đơn là địa chỉ nguần của gói thông tin cập nhật RIP.

 
Hình 7.2.6a

Có rất nhiều điểm quan trọng mà bạn cần chú ý trong kết quả hiển thị của lênh debug ip rip. Một số vấn đề phải ví dụ như subnet không liên tục hay trùng subnet, có thể phát hiện được nhờ lệnh này. Trong những trường hợp như vậy bạn sẽ thấy là cùng một mạng đích nhưng router gửi thông tin đi thì mạng đích đó lại có thông số đinh tuyến thấp hơn so với khi router nhận vào trước đó.
 
 
Hình 7.2.6b. Subnet không liên tục
 
  
Hình 7.2.6c: Trùng Subnet

Ngoài ra còn một số lệnh có thể sử dụng để xử lý sự cố của RIP:

•  Show ip database.
•  Show ip protocols( summary).
•  Show ip route.
•  Debug ip rip{ events}.
•  Show ip interface brief.

7.2.7. Ngăn không cho router gửi thông tin định tuyến ra một cổng giao tiếp

Router có thể thực hiện chọn lọc thông tin định tuyến khi cập nhật hoặc khi gửi thông tin cập nhật. Đối với router sử dụng giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách, cơ chế này có tác dụng vì router định tuyến dựa trên các thông tin định tuyến nhận được từ các router láng giềng. Tuy nhiên, đối với các router sử dụng giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết thì cơ chể trên không  hiệu quả  vì các giao thức định tuyến này quyết định chọn đường đi dựa trên cơ sở dữ liệu về trạng thái các đường liên kết chứ không dựa  vào thông tin định tuyến nhận được. Chính vì vậy mà cách thực hiện để ngăn không cho router gửi thông tin định tuyến ra một cổng giao tiếp được đề cập dưới đây chỉ sử dụng cho  các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách như RIP, IGRP thôi.

Bạn có thể sử dụng lệnh passive interface để ngăn không cho router gửi thông tin cập nhật về định tuyến  ra một cổng nào đó. Làm như vậy thì bạn sẽ ngăn được hệ thống mạng khác học được các thông tin định tuyến trong hệ thống của mình.
 
Đối với RIP và IGRP, lênh passive interface sẽ làm cho router ngưng việc gửi thông tin cập nhật về định tuyến cho một router láng giềng nào đó, nhưng router vẫn tiếp tục lắng nghe và nhận thông tin cập nhật từ router láng giềng đó.
 
 
Hình 7.2.7

7.2.8. Chia tải với RIP

Router có thể chia tải ra nhiều đường khi có nhiều đường tốt đến cùng một đích. Bạn có thể cấu hình bằng tay cho router chia taỉ ra  các đường hoặc là các giao thức định tuyến động có thể tự tính toán để chia tải.

RIP có khả năng chia tải ra tối đa là  sáu đường có chi phí bằng nhau, còn mặc định thì RIP chỉ chia ra làm 4 đường. RIP thực hiện chia tải bằng cách sử dụng lần lượt và luân phiên từng đường.

Trong hình7.2.8a là ví dụ cho ta thấy RIP chia tải ra 4 đường có chi phí bằng nhau. Đầu tiên router bẳt đầu với đường số 1 rồi sau đó lần lượt các đường 2-3-4 rồi1-2-3-4-1 và cứ tiếp tục luân phiên như vậy. vì thông số định tuyến của RIP là số lượng hop lên các đường này được xem là như nhau, RIP không cần quan tâm đến tốc độ của mỗi đường. Do đó đường 56kbps cũng giống như đường 155Mbps.
 
Hình 7.2.8a

Trong hình 7.2.8b là ví dụ về kết quả hiển thị của lệnh show ip route. Trong đó, bạn thấy có hai phần, mỗi phần mô tả về một đường. Trong phần mô tả về đường thứ hai có dấu(*) ở đầu dòng. Dấu (*) này cho biết con đường này là con đường kế tiếp sẽ được sử dụng.
 
 
Hình 7.2.8b

7.2.9. Chia tải cho nhiều đường
 
 Router có khả năng chia tải ra nhiều đường để chuyển các gói dữ liệu đến cùng mục đích. Chúng ta có thể cấu hình bằng tay cho router thực hiện chia tải hoặc là các giao thức định tuyến động như RIP ,IGRP,EIGRP và OSPF sẽ tự động tính toán.

Khi router nhận được thông tin cập nhật về nhiều đường khác nhau đến cùng một đích thì router sẽ chọn đường nào  có chỉ số tin cậy (Admintrative distance) nhỏ nhất để đặt vào bảng định tuyến. Trong trường hợp các đường này có cùng chỉ số tin cậy thì router sẽ chon đường nào có chi phí thấp nhất hoặc là đường nào có thông số định tuyến nhỏ nhất. Mỗi giao thức định tuyến sẽ có cách tính chi phí khác nhau và bạn cần phải cấu hình các chi phí này để router thực hiện chia tải.

Khi router có nhiều đường  có cùng chỉ số tin cậy  và cùng chi phí đến cùng một đích thì router sẽ thực hiện việc chia tải. Thông thường thì router có khả năng chia tải đến 6 đừơng có cùng chi phí (giới hạn tối đa số đường chia tải là phụ thuộc vào bảng định tuyến của Cisco IOS), tuy nhiên một số giao thức định tuyến nội (IGP) có thể có giới hạn riêng. Ví dụ như EIGRP chỉ cho phép tối đa là 4 đường.

Mặc định thì hầu hết các giao thức định tuyến IP đều chia tải ra 4 đường. Đường cố định thì chia tải ra 6 đường. Chỉ riêng BGP là ngoại lệ, mặc định của BGP là chỉ cho phép định tuyến 1 đường đến 1 đích.
 
 
Hình 7.2.9a
 



Số đường tối đa mà router  có thể chia tải là từ 1 đến 6 đường. Để thay đổi số đường tối đa cho phép bạn sử dụng lệnh sau:

Router(config- router) #maximum-paths[number].

IGRP có thể chia tải lên tối đa là 6 đường. RIP dựa vào  số lượng hop để chọn đường chia tải, trong khi IGRP thì dựa vào băng thông để chọn đường chia tải. Ví dụ như hình 7.2.9a, có ba đường đến mạng X :

•  Từ E qua B qua A, thông số định tuyến là 30.
•  Từ E qua C qua A , thông số định tuyến là 20.
•  Từ E qua D qua A, thông số định tuyến là 45.

Router E sẽ chọn đường thứ 2 vì đường E –C-A có thông số định tuyến 20 là nhỏ nhất.

Khi định tuyến IP, Cisco IOS có hai cơ chế chia tải là: chia tải theo gói dữ liệu và chia tải theo địa chỉ đích. Nếu router chuyển mạch theo tiến trình thì router sẽ chia gói dữ liệu ra các đường. cách này gọi là chia tải theo gói dữ liệu. Còn nếu  router chuyển mạch nhanh thì router sẽ chuyển tất cả gói dữ liệu đến cùng mục đích ra một đường. Các gói dữ liệu đến host khác nhưng trong cùng một mạng đich thì sẽ tải ra đường kế tiếp. Cách này gọi là chia tải theo địa chỉ đích.
 
 
Hình 7.2.9b

Đường cố định là đường do người quản trị cấu hình cho router chuyển gói tới mạng đích theo đường mà mình muốn. Mặt khác, lệnh để cấu hình đường cố định cũng được sử dụng để khai báo cho đường mặc định. Trong trường hợp router không tìm thấy đường nào trên bảng định tuyến để chuyển gói đến mạng đích thì router sẽ sử dụng đường mặc định.

Router chạy RIP có thể nhận được thông tin về đường mặc định từ những thông tin cập nhật của các router RIP láng giềng khác. Hoặc là bản thân router được cấu hình đường mặc định sẽ cập nhật thông tin định tuyến này cho các router khác.

Bạn có thể xóa đường cố định bằng lệnh no ip route. Người quản trị mạng có thể cấu hình đường cố định bên cạnh định tuyến động. Mỗi một giao thức định tuyến động có 1 chỉ số tin cậy(AD).Người quản trị mạng có thể cấu hình một đường cố định tới cùng mạng đích với đường định tuyến động  nhưng với chỉ số AD lớn hơn chỉ số AD của giao thức định tuyến động tương ứng. Khi đó đường định tuyến động có chỉ sốAD nhỏ hơn lên luôn luôn được router chọn lựa trước. Khi đường định tuyến động bị sự cố không sử dụng được nữa thì router sẽ sử dụng tới đường định tuyến cố định để chuyển gói đến mạng đích.

Nếu bạn cẩu hình đường cố định chỉ ra một cổng mà RIP cũng chạy trên cổng đó thì RIP sẽ gửi thông tin cập nhật về đường cố định này cho toàn bộ hệ thống mạng. Vì khi đó, đường cố định đó được xem như là kết nối trực tiếp vào router lên nó không còn bản chất là một đừơng cố định nữa. Nếu bạn cấu hình đường cố định chỉ ra một cổng mà RIP không chạy trên cổng đó thì RIP sẽ không gửi thông tin cập nhật về đường cố định đó, trừ khi bạn phải cấu hình thêm lênh redistribute static cho RIP.

Khi một cổng giao tiếp bị ngắt thì tất cả các đường cố định chỉ ra cổng đó đều bị xóa bởi bảng định tuyến. Tương tự như vậy khi router không còn xác định được trạm kế tiếp trên đường cố định cho gói dữ liệu tới mạng đích thì đường  cố định đó cũng sẽ bị xóa khỏi bảng định tuyến.

Trong hình 7.2.10a  và 7.2.10b chúng ta thấy khi đường định tuyến động của RIP bị sự cố thì đường cố định mà ta đã cấu hình cho router GAD được sử dụng thay thê. Đường cố định như vậy được gọi là đừơng cố định dự phòng. Như trong ví dụ này chúng ta thấy là đường cố định được cấu hình với chỉ số AD là 130 lớn hơn chỉ số AD  của RIP (120). Bên cạch đó, bạn nên nhớ là trên router BHM cũng cần cấu hình đường mặc định tương ứng.
 
 
Hình 7.2.10a
 
 
Hình 7.2.10b

7.3.IGRP

7.3.1. Đặc điểm của IGRP

IGRP là một giao thức định tuyến nội và định tuyến theo vectơ khoảng cách. Giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách chọn lựa đường đi bằng cách so sách vectơ khoảng cách. Router chạy giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện bảng đinh tuyến theo định kỳ cho các router láng giềng. Dựa vào thông tin cập nhật, router thực hiện 2 nhiệm vụ sau :

•  Xác định mạng đích mới.
•  Cập nhật sự cố về đường đi trên mạng

IGRP là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách do Cisco phát triển nên. IGRP thực hiện cập nhật theo chu kỳ 90 giây / lần và chỉ gửi thông tin cập nhật trong phạm vi một hê tự quản. Sau đây là các đặc điểm chính của IGRP:

•  Khả năng thích ứng với các cấu trúc mạng phức tạp và không xác định.
•  Khả năng linh hoạt với các đặc tính băng thông và độ trễ khác nhau.
•  Khả năng mở rộng cho hệ thống mạng lớn.

Mặc định thì IGRP sử dụng băng thông và độ trễ làm thông số định tuyến. Ngoài ra IGRP còn có thể cấu hình để sử dụng nhiều thông số khác để định tuyến. Sau đây là các thông số mà IGRP có thể sử dụng để định tuyến:

•  Băng thông.
•  Độ trễ.
•  Độ tải.
•  Độ tin cậy

7.3.2 Thông số định tuyến của IGRP

Bạn dùng lệnh show ip protocols để xem các thông số, các thông tin về mạng và các chính sách chọn lọc của các giao thức định tuyến đang hoạt động trên router. Trong đó bạn sẽ thấy được cách tính toán thông số định tuyến của IGRP như trong hình 7.3.2. Mỗi một thông số có hệ số từ K1 – K5. K1 là hệ số của băng thông, K3 là hệ số của độ trễ. Mặc định thì K1 và K3 có giá trị là 1, còn K2 , K4 và K5 có giá trị là 0.

Việc tính toàn thông số định tuyến từ nhiều thông số của đường đi như vậy sẽ cho kết quả chính xác hơn so với RIP chỉ dựa vào một thông số là số lượng hop.
 
Nguyên tắc thì đường nào có thông số định tuyến nhở nhất là đường tốt nhất.:

Sau đây là các thông số của đường đi mà IGRP sử dụng để tính toán thông số định tuyến :

•  Băng thông :Giá trị băng thông thấp nhất của đường truyền .
•  Độ trễ :Tổng độ trễ dọc theo đường truyền .
•   Độ tin cậy :Độ tin cậy trên một đường liên kết đến đích được xác định dựa trên hoạt động trao đổi các thông điệp keepalive.

•  Độ tải :Độ tải của đường truyền tính bằng bit/ giây .
•  MTU :Đơn vị truyền tối đa trên đường truyền .

Thông số định tuyến được tính dựa vào một công thức tính từ 5 thông số trên.Mặc định thì trong công thức này chỉ có băng thông và độ trễ .Còn những thông số khác thì chỉ được sử dụng khi được cấu hình .Bạn có thể cấu hình băng thông và độ trễ cho cổng giao tiếp của router.Bạn dùng lệnh show ip route sẽ xem được giá trị của thông số định tuyến của IGRP đặt trong ngoặc vuông .Đường nào có băng thông lớn hơn sẽ có thông số định tuyến nhỏ hơn , tượng tự đường nào có độ trễ ít hơn thì sẽ có thông số định tuyến nhỏ hơn.

7.3.3. Các loại đường trong IGRP

IGRP thực hiện quảng bá những loại đường sau :

•  Đường nội bộ.
•  Đường hệ thống.
•  Đuờng ngoại vi.

Đường nội bộ là những đường chỉ đi giữa các subnet kết nối vào cùng một cổng của router .Nếu một cổng giao tiếp của router kết nối vào một mạng không có chia thành nhiều subnet thỉ router không còn có đường nội bộ trong mạng đó .

Đường hệ thống là những đường đi giữa các mạng trong cùng một hệ tự quản.Router hoc về đường hệ thống bằng cách nhận biết các mạng kết nối trực tiếp vào nó và học từ các thông tin cập nhật từ các router IGRP khác .Trong IGRP ,các thông tin về đường hệ thống không có thông tin về subnet tương ứng.
 
 
Hình 7.3.3

Đuờng  ngoại  vi   là   những  đường  đi   ra   ngoài  hệ   tự   quản  (autonomous system).Thông thường thì đây là gateway của router để đi ra ngoài .Phần mềm Cisco IOS sẽ chọn một đường trong số những đường ngoại vi của IGRP để làm gateway .Router sẽ sử dụng đến đường gateway khi mạng đích là một mạng không kết nối trực tiếp vào router và router không tìm được một đường nào khác để đến mạng đích .Nếu trong một hệ tự quản có nhiều đường ngoại vi để kết nối ra ngoài thì mỗi router có thể chọn cho mình một gateway khác nhau.

7.3.4. Tính ổn định của IGRP

IGRP cũng có sử dụng một số kỹ thuật để tăng tính ổn định trong hoạt động định tuyến của nó như:

•  Thời gian holddown
•  Split horizon.
•  Poison reverse

Holddowns :

Thời gian holddown được sử dụng để trách cho router cập nhật những thông tin được phát ra do chu kỳ cập nhật nhưng lại là những thông tin cũ , chưa được cập nhật mới.

Split horizons:

Split horizons là nguyên tắc giúp cho router tránh bị lặp vòng bằng cách ngăn không cho router gửi lại những thông tin cập nhật ra một hướng mà nó vừa nhận được tù chính hướng đó .

Poison resverse:

Split horizons chỉ tránh được lặp vòng giữa 2 router kết nối trực tiếp với nhau ,còn poison resverse có thể tránh được vòng lặp lớn hơn .Thông thường ,khi một đường nào đó có thông số định tuyến cứ tăng dần lên là đường đó đã bị lặp vòng .Khi đó router phải phát ra thông tin poison resverse để xóa con đường đó và đặt con đường đó vào trạng thái holddown .Đối với IGRP thì khi một con đường có thông số định tuyến tăng lên theo hệ số 1.1 hoặc lớn hơn nữa thì nó sẽ phát đi thông tin cập nhật poison resverse cho con đường đó .

Ngoài ra, IGRP còn có nhiều thông số về thời gian khác như: chu kỳ cập nhật ,thời gian invalid, thời gian holddown ,thời gian xóa.

Thông số của chu kỳ cập nhật cho biết thời gian bao lâu thì router thực hiện gửi thông tin cập nhật một lần .Đối với IGRP chu kỳ mặc định là 90 gây.

Giá trị của thời gian invalid cho biết trong khoảng thời gian bao lâu thì router vẫn thực hiện gửi thông tin cập nhật bình thường về một đường nào đó trước khi xác nhận chắc chắn là con đường đó không còn sử dụng được nữa .trong IGRP , thời gian invalid mặc định là bằng 3 lần chu kỳ cập nhật .
 
Nếu có một mạng đích bắt đầu được đặt vào trạng thái holddown thì thời gian holddown là khoảng thời gian mà router sẽ không cập nhật bất kỳ thông tin cập nhật nào về mạng đích đó nếu thông số định tuyến xấu hơn con đường router có trước đó . Trong IGRP ,thời gian holddown mặc định bằng 3 chu kỳ cập nhật cộng thêm 10giây. Cuối cùng ,thời gian xóa là khoảng thời gian mà router phải chờ trước khi thật sự xóa một con đường trong bảng định tuyến. Trong IGRP ,thời gian xóa bằng 7 lần chu kỳ cập nhật.
 
 
Hình 7.3.5

7.3.6 Sự chuyển đổi từ RIP sang IGRP
 
Với sự ra đời của IGRP vào đầu thập niên 80 ,Cisco Sytems đã trở thành công ty đầu tiên khắc phục được các nhược điểm của RIP khi định tuyến giữa các router nội bộ .IGRP quyết định chọn đường dựa vào bằng thông và độ trễ của các đường liên kết mạng .IGRP hội tụ nhanh hơn RIP nên cũng trách được lặp vòng tốt hơn. Hơn nữa ,IGRP không còn bị giới hạn bởi số lượng hop như RIP nữa .Nhờ những ưu điểm trên, IGRP có thể phát triển được cho các hệ thống mạng có cấu trúc lớn và phức tạp .

Sau đây là các bước để chuyển đổi từ RIP sang IGRP :

1.  Kểm tra xem trên router có chạy RIP hay không .
 
Hình 7.3.6a
 
 
Hình 7.3.6b

2.  Cấu hình IGRP cho router A và B .
 
Hình 7.3.6c

3.  Nhập lệnh show ip protocols trên router A và B .
 
Hình 7.3.6d
 
 
Hình 7.3.6e

4.  Nhập lệnh show ip route trên router A và B.
 
 
Hình 7.3.6f
 
 
Hình 7.3.6g

7.3.7 Kiểm tra cấu hình IGRP

Để kiểm tra xem IGRP đã được cấu hình đúng chưa bạn dùng lệnh show ip route và kiểm tra các đường của IGRP được đánh dấu bằng chữ “I” ở đầu dòng.

Ngoài ra còn các lệnh sau bạn có thể sử dụng để kiểm tra cấu hình IGRP :

•  Show interface interface
•  Show running-config
•  Show running-config interface interface
•  Show running-config | begin interface interface
•  Show running-config | begin igrp
•  Show ip protocols

Để kiểm tra xem cổng Ethernet đã được cấu hình đúng chưa thì bạn dùng lệnh show interface fa0/0.

Để kiểm tra IGRP đã được chạy trên router chưa thì bạn dùng lệnh show ip protocols.

7.3.8 Xử lý sự cố của IGRP

Phần lớn các sự cố của IGRP là do bạn khai báo sai lệnh network ,địa chỉ mạng
IP không liên tục ,khai báo số AS sai .
 
 
Hình 7.3.8a

Sau đây là các lệnh được sử dụng để tìm sự cố của IGRP :

•  Show ip protocols
•  Show ip route
•  Debug ip igrp events
•  Debug ip igrp transactions
•  Ping
•  Traceroute
 
Hình 7.3.8b
 
 
Hình 7.3.8c

Nếu chỉ số AS sai thì bạn có thể sửa lại chỉ số này như hình trên .

Tổng kết

Sau đây là các điểm quan trong bạn cần nắm được trong chương này:

•  Giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện bảo trì thông tin định tuyến như thế nào .
•  Trong các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách ,vòng lặp có thể xuất hiện như thê nào .
•  Cơ chế định nghĩa giá trị tối đa để tránh đếm vô hạn .
•  Tránh vòng lặp bằng split horizon .
•  Route poisoning.
•  Tránh lặp vòng bằng cơ chế cập nhật tức thời .
•  Tránh lặp vòng bằng thời gian holddown .
•  Ngăn không cho router gửi thông tin cập nhật về định tuyến ra một cổng .
•  Chia tải ra nhiều đường .
•  Tiến trình RIP
•  Cấu hình RIP
•  Sử dụng lệnh ip classless.
•  Những vấn đề thường gặp khi cấu hình RIP
•  Chia tải với RIP
•  Tích hợp đường cố định vơi RIP
•  Kiểm tra cấu hình RIP
•  Đặc điểm của IGRP
•  Thông số định tuyến của IGRP
•  Các loại đường trong IGRP
•  Tính ổn định của IGRP
•  Cấu hình của IGRP
•  Sự chuyển đổi từ RIP sang IGRP
•  Kiểm tra cấu hình IGRP
•  Xử lý sự cố của IGRP
 
    Blogger Comment
    Facebook Comment