Powered by Blogger.

Phần 1 - Giới thiệu VMware vSphere 5

Hiện tại trong phiên bản thứ 5, VMware vSphere 5 được xây dựng dựa trên thế hệ của sản phẩm ảo hoá VMware’s enterprise-grade. vSphere 5 mở rộng việc điều khiển phân phối tài nguyên nhỏ đến với các loại tài nguyên, cho phép các nhà quản trị VMware kiểm soát các nguồn tài nguyên lớn hơn được phân bổ và sử dụng trong các công việc ảo hoá. Với việc quản lý nguồn tài nguyên từ nhiều nơi, tính sẵn sàng cao, tính năng chưa từng có trước đây về khả năng chịu lỗi, quản lý phân phối nguồn tài nguyên và các công cụ sao lưu bao gồm trong một gói phần mềm, người quản trị IT có tất cả các công cụ mà họ cần phải chạy trên mỗi môi trường doanh nghiệp khác nhau, từ một vài máy chủ đến hàng ngàn máy chủ.

VMware vSphere là một bộ sưu tập đầy đủ các sản phẩm và tính năng cung cấp đầy đủ các chức năng ảo hoá cho doanh nghiệp. Bộ sản phẩm vSphere bao gồm các sản phẩm và tính năng sau đây:
  • VMware ESXi
  • VMware vCenter Server
  • vSphere Update Manager
  • VMware vSphere Client and vSphere Web Client
  • VMware vShield Zones
  • VMware vCenter Orchestrator
  • vSphere Virtual Symmetric Multi-Processing
  • vSphere vMotion and Storage vMotion
  • vSphere Distributed Resource Scheduler
  • vSphere Storage DRS
  • Storage I/O Control and Network I/O Control
  • Profile-Driven Storage
  • vSphere High Availability
  • vSphere Fault Tolerance
  • vSphere Storage APIs for Data Protection and VMware Data Recovery
Thay vì chờ đợi để giới thiệu tính năng các sản phẩm trong các chương riêng của họ, Tôi sẽ giới thiệu từng sản phẩm và các tính năng trong phần sau. Điều này cho phép tôi giải thích làm thế nào mỗi sản phẩm ảnh hương đến việc design, installation, và configuration hạ tầng ảo hoá của bạn. Sau khi tôi giới thiệu tính năng của các sản phẩm trong bộ phần mềm vSphere 5, bạn sẽ có thể nắm bắt tốt hơn các sản phẩm để phù hợp với thiết kế và cái nhìn toàn cảnh về ảo hoá.

Một số sản phẩm ngoài bộ vSphere mở rộng dòng sản phẩm vSphere với các tính năng mới. Ví dụ về các sản phẩm bổ sung bao gồm VMware View, VMware vCloud Director, VMware vCloud Request Manager, VMware vCenter AppSpeed, and VMware vCenter Site Recovery Manager, như một vài sản phẩm tiêu biểu. Bởi vì kích thước và phạm vi sử dụng của các sản phẩm này và chúng được phát triển theo một lịch trình riêng biệt từ VMware vSphere nên các sản phẩm đó không được đề cập đến trong cuốn sách này.

Trong nội dung cuốn sách này,, VMware vSphere 5 là phiên bản mới nhất trong các phiên bản VMware vSphere. Cuốn sách này bao gồm các chức năng được tìm thấy trong phiên bản 5. Khi có thể tôi đã cố gắng lưu ý sự khác biệt của phiên bản 4.x và 5. Để biết thông tin chi tiết của VMware vSphere 4.0, bạn có thể tham khảo cuốn sách Mastering VMware vSphere 4, cũng được xuất bản bởi Sybex.

Để đơn giản hoá và giúp bạn tìm thông tin của sản phẩm và các tính năng trong bộ sản phẩm vSphere, tôi đã chuẩn bị sẵn Bảng 1.1, trong đó bạn có thể tham khảo chéo, nơi bạn có thể tìm thêm thông tin về sản phẩm đó hoặc tính năng dặc biệt của sản phẩm ở những nơi khác trong cuốn sách.
 
Sản phẩm hoặc tính năng VMware vSphereThông tin tìm thấy trong chương này
VMware ESXiInstallation – Chương 2 (đang cập nhật)
Networking – Chương 5 (đang cập nhật)
Storage – Chương 6 (đang cập nhật)
VMware vCenter ServerInstallation – Chương 3 (đang cập nhật)
Networking – Chương 5 (đang cập nhật)
Storage –Chương 6 (đang cập nhật)
Security – Chương 8 (đang cập nhật)
vSphere Update ManagerChương 4 (đang cập nhật)
vSphere Client and vSphere Web ClientInstallation – Chương 2 (đang cập nhật)
Usage – Chương 3 (đang cập nhật)
VMware vShield ZonesChương 8 (đang cập nhật)
VMware vCenter OrchestratorChương 14 (đang cập nhật)
vSphere Virtual Symmetric Multi-ProcessingChương 9 (đang cập nhật)
vSphere vMotion and Storage vMotionChương 12 (đang cập nhật)
vSphere Distributed Resource SchedulerChương 12 (đang cập nhật)
vSphere Storage DRSChương 12 (đang cập nhật)
Storage I/O Control and Network I/O ControlChương 11 (đang cập nhật)
Profile-Driven StorageChương 6 (đang cập nhật)
vSphere High AvailabilityChương 7 (đang cập nhật)
vSphere Fault ToleranceChương 7 (đang cập nhật)
vSphere Storage APIs for Data ProtectionChương 7 (đang cập nhật)
VMware Data RecoveryChương 7 (đang cập nhật)
Bảng 1.1 : Sản phẩm và các tính năng đặc biệt

Đầu tiên tôi nhìn vào các sản phẩm cơ bản tạo nên bộ sản phẩm VMware vSphere, và sau đó tôi kiểm tra các tính năng chính. Hãy bắt đầu với các sản phẩm trong bộ phần mềm, đặc biệt chúng ta bắt đầu với VMware ESXi.

Xem xét các sản phẩm trong bộ vSphere

Trong phần này, tôi sẽ xem xét các sản phẩm trong bộ sản phẩm VMware vSphere

VMware ESXi

Cốt lõi của bộ sản phẩm vSphere là hypervisor, đó là lớp ảo hoá phục vụ cho các sản phẩm còn lại của của dòng sản phẩm vSphere. Trong vSphere 5, hypervisor được thấy trong VMware ESXi.

Đây là sự khác biệt đáng kể so với các phiên bản VMware vSphere trước. Trong các phiên bản trước đây của VMware vSphere, hypervisor đã có sẵn trong hai sản phẩm là: VMware ESX và VMware ESXi. Mặc dù cả hai sản phẩm đều chia sẽ cốt lõi việc ảo hoá, hỗ trợ cùng một tính năng ảo hoá, sử dụng cùng một giấy phép bản quyền, và cả hai có cách cài đặt cơ bản như nhau, tuy nhiên giữa chúng có kiến trúc khác biệt cần chú ý. Trong VMware ESX, VMware sử dụng một Service có nguồn gốc từ Linux để cung cấp môi trường tương tác, thông qua đó người dùng có thể tương tác với hypervisor. Service Console dựa trên nền tảng Linux cũng bao gồm các dịch vụ được tìm thấy trong các hệ điều hành truyền thống, như firewall, Simple Network Management Protocol (SNMP) agents, và web server.
 
Loại 1  Loại 2 Hypervisors
Hypervisors thương được chia thành 2 loại: loại 1 hypervisors và loại 2 hypervisors. Loại 1 hypervisors chạy trực tiếp trên phần cứng do đó được gọi là bare-metal hypervisors. Loại 2 hypervisors yêu cầu hệ điều hành máy chủ và hệ điều hành máy chủ cung cấp I/O và hỗ trợ việc quản lý bộ nhớ. VMware ESXi là loại 1 bare-metal hypervisor. (Trong các phiên bản trước đó của vSphere, VMware ESX cũng được coi là loại 1 bare-metal hypervisor.) Loại 1 bare-metal hy-pervisors bao gồm Microsoft Hyper-V và các sản phẩm dựa trên mã nguồn mở Xen hypervisor như Citrix XenServer và Oracle VM.
 

Mặt khác, VMware ESXi là thế hệ tiếp theo của nền tảng ảo hoá VMware. Không giống như ESX, ESXi cài đặt và chạy không cần Service Console dựa trên nền tảng Linux. Điều này mang đến cho ESXi nhẹ đi khoảng 70MB, mặc dù thiếu Service Console nhưng ESXi cung cấp tất cả các tính năng ảo hoá mà VMware ESX hỗ trợ trong các phiên bản trước đó. Tất nhiên ESXi đã được tăng cường từ các phiên bản trước đó để hỗ trợ chức năng nhiều hơn như bạn thấy trong chương này và các chương kế tiếp.

Lý do quan trọng đểVMware ESXi có thể hỗ trợ tất cả các tính năng ảo hoá giống như VMware ESX mà không cần Service Console là do chức năng ảo hoá cốt lõi không chưa đựng trong Service Console. VMkernel là nền tảng của quá trình ảo hoá. VMkernel quản lý truy cập các VM với phần cứng bên dưới băng cách lập lịch cho CPU, quản lý bộ nhớ, và xử lý bộ chuyển mạch dữ liệu ảo. Hình 1.1 cho thấy cấu trúc của VMware ESXi.
Hình 1.1 VMkernel là nền tảng ảo hoá được tìm thấy trong VMware ESXi.

Như tôi đã đề cập trước đó VMware ESXi 5 đã được cải tiến hơn các phiên bản trước. Một trong những nơi tăng cường giới hạn mà hypervision hỗ trợ. Bảng 1.2 cho thấy mức tối đa giới hạn của mỗi phiên bản VMware ESX/ESXi.
 
Bảng1.2  Hỗ trợ tối đa trong VMware ESXi

Đây chỉ là một vài cấu hình tối đa. Khi thích hợp, chúng ta sẽ thấy được các giá trị bổ sung tối đa cho VMware ESXi như network interface cards (NICs), storage, VMs v.v....
Dựa vào việc VMware ESXi là nền tảng ảo hoá cho các sản phẩm khác của bộ sản phẩm vSphere , chúng ta sẽ thấy nội dung dành cho VMware ESXi xuyên suốt chiều dài cuốn sách. Bảng 1.1 được xem trước đó cho bạn biết nơi bạn có thể tìm thêm thông tin về các tính năng cụ thể khác của VMware ESXi trong cuốn sách.
 
Ở đây tôi chỉ đang nói về VMware ESXi 5
Trong cuốn sách này tôi chỉ tham khảo ESXi. Thật sự một số thông tin có thể áp dụng với các phiên bản trước đó của sản phẩm và do đó có thể áp dụng đối với VMware ESX và VMware ESXi. Tuy nhiên tôi chỉ đề cập đến ESXi trong cuốn sách này và các thông tin trình bày sẽ được thử nghiệm bằng VMware ESXi 5.

VMware vCenter Server

Chúng ta hãy dừng một chút để nghĩ về hệ thống mạng hiện tại của bạn. Nó bao gồm Active Directory? Có nhiều khả năng được sử dụng với nó. Bây giờ hãy tưởng tượng hệ thống mạng của bạn không có Active Directory, không có nó bạn sẽ không dễ dàng quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, không có khả năng làm việc thống nhất, và sự đơn giản của việc phân chia nhóm, đó là những gì mà bạn quản lý máy chủ ESXi mà không sử dụng vCenter Server. Rõ ràng đó không phải là ý tưởng dễ chịu Bây giờ hãy bình tĩnh, hít một hơi thật sâu, và hiểu rằng vCenter Server giống như AD, nó cung cấp tiện ích quản lý tập trung cho tất cả các máy chủ ESXi và VMs. vCenter Server cho phép IT administrators triển khai, quản lý, giám sát, tự động hoá, và đảm bảo một cơ sở hạ tầng ảo hoá trong một nơi tập trung. Để cung cấp khả năng mở rông vCenter Server cho phép một cơ sở dữ liệu hỗ trợ ( Microsoft SQL server và Oracle trong số những loại khác) chứa đựng tất cả các dữ liệu máy chủ và VM.

Trong các phiên bản trước của VMware vSphere, vCenter Server là một trong ứng dụng của Windows. Phiên bản vSphere 5 vẫn cung cấp ứng dụng cài đặt vCenter Server cho Windows. Tuy nhiên, trong phiên bản VMware này được đưa thêm vào trong vCenter Server appliance (một thiết bị ảo hoá, trên thực tế, bạn sẽ học trong chương 10, “Sử dụng Templates và vApps” nó dựa trên hạ tầng Linux. Việc xây dựng hạ tầng máy chủ Linux cho vCenter đã được thảo luận một thời gian, và giờ đây việc tốt đẹp đó đã xuất hiện trong vSphere 5!)

Ngoài khả năng cấu hình, quản lý, vCenter server còn bao gồm các tính năng như tạo các mẫu cho VM, tuỳ biến VM, cung cấp nhanh chóng, và triển khai cá VM, kiểm soát truy cập dựa trên vai trò và quản lý việc phân phối tài nguyên. vCenter Server cung cấp các công cụ cho các tính năn tiên tiến hơn của như vMotion, vSphere Distributed Resource Scheduler, vSphere High Availability, and vSphere Fault Tolerance. Tất cả các tính năng này được mô tả sơ lược trong chương này và chi tiết hơn trong các chương sau.

Ngoài các tính năng vSphere vMotion, vSphere Distributed Resource Scheduler, vSphere High Availability, and vSphere Fault Tolerance, vCenter Server quản lý máy chủ ESXi còn đựa trên các tính năng khác :
  • Enhanced vMotion Compatibility (EVC - tăng cường khả năng tương thích), tăng cường chức năng phần cứng của Intel và AMD để cho phép khả năng tương thích CPU giứa các máy chủ được nhóm lại thành các vSphere DRS clusters.
  • Host profiles (cấu hình máy chủ), cho phép nhà quản trị tạo ra sự thống nhất về cấu hình máy chủ trên các môi trường lớn hơn để xác định cấu hình bị thiếu hoặc không chính xác.
  • Storage I/O Control (quản lý lưu trữ), cluster-wide cung cấp các dịch vụ điều khiển (QoS) để các quản trị viên có thể đảm bảo các ứng dụng quan trọng nhận được đầy đủ các nguồn tài nguyên I/O ngay cả trong thời gian ùn tắc.
  • vSphere Distributed Switches, cung cấp hạ tầng thiết lập mạng cho các cluster và các thiết bị chuyển mạch ảo của các đối tác.
  • Network I/O Control, cho phép nhà quản trị chia băng thông dựa trên card NIC vật lý dựa trên các loại lưu lượng.
  • vSphere Storage DRS, cho phép VMware vSphere tự động di chuyển tài nguyên lưu trữ để đáp ứng nhiều nhu cầu trong cùng một lúc, theo cách mà DRS cân bằng tải CPU và sử dụng bộ nhớ.
vCenter Server đóng vai trò trung tâm trong VMware vSphere. Trong chương 3, “Installing and Configuring vCenter Server,” chúng ta sẽ thảo luận kế hoạch và cài đặt vCenter Server cũng như xem xét khả năng luôn sẵn sàng của nó. Chương 3 chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa các phiên bản vCenter Server chạy trên Windows và Linux, bởi vì vCenter Server là trung tâm trong việc triển khai VMware vSphere nên tôi sẽ luôn nhắc đến vCenter Server trong suốt các chương còn lại của cuốn sách này. Thao khảo Bng 1.1 trước đây trong chương này để cho thấy việc tham khảo chéo cụ thể

vCenter Server có sẵn 3 gói:
  • vCenter Server Essentials chưa đựng các bộ công cụ dành cho doanh nghiệp nhỏ
  • vCenter Server Standard cung cấp tất cả các tính năng của vCenter Server, bao gồm dự dự phòng, quản lý, giám sát, và tự động hoá.
  • vCenter Server Foundation cũng giống như vCenter Server Standard nhưng giới hạn chỉ quản lý 3 máy chủ ESXi và không bao gồm vCenter Orchestrator hoặc hỗ trợ cho link-mode hoạt động chế độ.
Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc cấp về cho các phiên bản của VMware vSphere trong phần “ Licensing VMware vSphere.”

vSphere Update Manager

vSphere Update Manager là một plug-in for vCenter Server giúp cho người sử dụng nắm giữ các máy chủ ESXi, cập nhật các bản vá mới nhất cho VMs. vSphere Update Manager cung cấp các chức năng sau đây:

Quét toàn bộ hệ thống để phát hiện các máy không phù hợp với cập nhật mới nhất
  • Tạo chính sách cho người sử dụng xác định hệ thống trong ngày
  • Tự động cài đặt bản vá cho các máy chủ ESXi
  • Tích hợp đầy đủ tính năng khác của vSphere như Distributed Resource Scheduler
vSphere Update Manager làm việc với cả hai dạng Windows vCenter Server và vCenter Server virtual appliance. Tham khảo Bảng 1.1 cho biết vSphere Update Manager được mô tả thêm ở trong cuốn sách này.

VMware vSphere Client và vSphere Web Client

vCenter Server cung cấp khuôn khổ quản lý tâm trung các máy chủ VMware ESXi, nhưng người quản trị sẽ dùng phần lớn thời gian hơn với vSphere Client.

vSphere Client là một ứng dụng Windows cho phép bạn quản lý máy chủ ESXi hoặc thông qua vCenter Server. Bạn có thể cài đặt vSphere Client bằng cách dùng trình duyệt truy cập đến địa chỉ máy chủ ESXi hoặc vCenter Server và chọn liên kết cài đặt thích hợp (mặc dù có thể trình duyệt Internet yêu cầu tải về) vSphere Client cung cấp giao diện đồ hoạ phong phú cho tất cả các nhiệm vụ hàng ngày và cho các tuỳ chỉnh cấu hình của một cơ sở hạ tầng ảo hoá. Trong khi bạn có thể kết nối vSphere Client đến máy chủ ESXi hoặc vCenter Server trong đó kết nối từ vSphere Client đến vCenter Server tập hợp đầy đủ khả năng quản lý.

Với việc phát hành vSphere 5, VMware đưa thêm vào tính năng mạnh mẽ mới là vSphere Web Client. vSphere Web Client cung cấp giao diện người dùng linh hoạt để quản lý cơ sở hạ tầng ảo hoá, và cho phép các quản trị viên vSphere quản lý hạ tầng của họ mà không cần cài đặt đầy đủ vSphere Client lên hệ thống của họ. Tuy nhiên, vSphere Web Client hiện tại chỉ cung cấp một phần các chức năng có sẵn của vSphere Client.

Bởi vì vSphere Web Client chỉ cung cấp một phần nhỏ các chức năng, Tôi tập trung chủ yếu vào việc sử dụng vSphere Client. Các nhiệm vụ của vSphere Web Client được sử dụng tương tự.

VMware vShield Zones

VMware vSphere cung cấp một số tính năng mạng ảo hấp dẫn, và vShield Zones được xây dựng trên mạng ảo vSphere’s để đưa thêm tính năng tường lửa . vShield Zones cho phép nhà quản trị vSphere có thể xem và quản lý băng thông trên các thiết bị chuyển mạch ảo. Bạn có thể áp dụng chính sách bảo mật và đảm bảo chính sách này luôn được duy trì ngay cả khi VM được di chuyển đến các máy chủ lưu trữ khác bằng cách sử dụng vSphere vMotion và vSphere DRS.
 
Các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm vShield
vShield Zones không phải là sản phẩm duy nhất thuộc nhóm sản phẩm vShield. VMware cũng cung cấp vShield App, một ứng dụng tường lửa dành cho người dùng hoạt động ở cấp độ NIC ảo nó quản lý truy cập giữa các VM trong cùng một nhóm cổng; vShield Edge, cung cấp an ninh mạng vùng ngoài và các cổng dịch vụ như DHCP, NAT, VPN sito to site và cân bằng tải; vShield Endpoint, cho phép xem xét giải pháp chống virus dựa trên đối tác và có thể tận dụng để bảo vệ chống virus hiệu quả hơn. Bởi vì những sản phẩm này không phải là một phần của bộ ứng dụng VMware vSphere suite, nên tôi sẽ không thảo luận trong cuốn sách này.

VMware vCenter Orchestrator

VMware vCenter Orchestrator là một công cụ tự động hóa quy trình làm việc, được tự động cài đặt với tất cả các thể hiện của vCenter Server. Sử dụng vCenter Orchestrator, các quản trị viên vSphere có thể xây dựng các quy trình công việc tự động cho một loạt các công việc có sẵn trong vCenter Server. Tự động hóa quy trình công việc của bạn xây dựng bằng cách sử dụng vCenter Orchestrator phạm vi từ đơn giản đến phức tạp. VMware cũng làm cho vCenter Orchestrator plug-in để mở rộng chức năng bao gồm thao tác Microsoft Active Directory, Cisco’s Unified Computing System (UCS), và VMware vCloud Director. Điều này làm cho vCenter Orchestrator một công cụ mạnh mẽ để sử dụng trong xây dựng quy trình công việc tự động trong trung tâm dữ liệu ảo hóa.

Bây giờ tôi đã thảo luận các sản phẩm cụ thể trong bộ phần mềm VMware vSphere sản phẩm, tôi muốn để có một cái nhìn gần hơn một số tính năng quan trọng.

Kiểm tra các tính năng trong VMware vSphere

Trong phần này, tôi sẽ xem xét kỹ hơn một số các tính năng có sẵn trong bộ sản phẩm vSphere. Tôi sẽ bắt đầu với ảo SMP.

vSphere Virtual Symmetric Multi-Processing 

vSphere Virtual Symmetric Multi-Processing  (VSMP hoặc Virtual SMP) là sản phẩm cho phép các quản trị viên của cơ sở hạ tầng ảo hóa có thể xây dựng các VM với nhiều bộ xử lý ảo (vCPU). vSphere Virtual SMP không phải là sản phẩm cấp giấy phép cho phép ESXi được cài đặt trên máy chủ với nhiều bộ xử lý, nó là công nghệ cho phép sử dụng nhiều bộ xử lý bên trong một VM. Hình 1.2 xác định sự khác biệt giữa nhiều bộ xử lý trong hệ thống máy chủ ESXi và nhiều bộ vi xử lý ảo (vCPU).
 
Hình 1.2 vSphere Virtual SMP cho phép tạo VMs với nhiều hơn một vCPU

Với vSphere Virtual SMP, các ứng dụng yêu cầu và thực sự cần thiết sử dụng nhiều CPU có thể được chạy trong VM với cấu hình nhiều vCPU. Điều này cho phép các tổ chức để ảo hóa các ứng dụng nhiều hơn mà không có vấn đề xấu ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc không thể đáp ứng các mức độ thỏa thuận dịch vụ (SLAs).

vSphere 5 mở rộng chức năng này cũng cho phép người dùng chỉ định nhiều vCore cho mỗi vCPU. Sử dụng tính năng này, một người sử dụng có thể cung cấp một VM có 2 "socket" với hai lõi trên một "socket" thành ra là 4 vCore. Điều này cho phép người dùng linh hoạt rất lớn trong việc khắc sức mạnh xử lý CPU trong các VM.

vSphere vMotion và vSphere Storage vMotion

Nếu bạn đã đọc bất cứ điều gì về VMware, bạn đã có thể đọc về các tính năng cực kỳ hữu ích  là vMotion. vSphere vMotion, còn được gọi là live-migration (di chuyển nóng), là một tính năng của ESXi và vCenter Server cho phép một quản trị viên có thể di chuyển một VM từ một máy chủ vật lý đến một máy chủ vật lý khác mà không cần phải tắt nguồn VM. Di chuyển giữa hai máy chủ vật lý này xảy ra với không có thời gian chết và không có mất kết nối mạng cho VM. Khả năng tự di chuyển một máy ảo giữa các máy vật lý khi cần thiết là một tính năng mạnh mẽ được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu ngày nay.

Giả sử một máy vật lý bị  một lỗi phần cứng nhưng không tắt máy hẳn và cần phải được sửa chữa. Người quản trị có thể dễ dàng bắt đầu một loạt các hoạt động vMotion để loại bỏ tất cả VMs từ một máy chủ ESXi đến máy chủ ESXi khác. Sau khi bảo dưỡng  sữa chửa đầy đủ và máy chủ ESXi đó được đưa trở lại hoạt động, các quản trị viên có thể sử dụng vMotion để trả lại VMs vào máy chủ ESXi cũ.

Cách khác, hãy xem xét một tình huống mà bạn đang di chuyển VMs từ các máy chủ vật lý tới máy chủ vật lý mới. Giả sử rằng các chi tiết đã được giải quyết (tôi sẽ thảo luận các chi tiết xung quanh vMotion trong Chương 12, "cân bằng việc sử dụng tài nguyên"), bạn có thể sử dụng vMotion để di chuyển các máy ảo từ máy chủ cũ cho các máy chủ mới, công việc di chuyển đến máy chủ mới diễn ra nhanh chóng và không bị dán đoạn dịch vụ.

Ngay cả trong ngày hoạt động bình thường, vMotion có thể được sử dụng khi các VM trên cùng một máy chủ  tranh nhau chiếm dụng tài nguyên (mà cuối cùng gây ra hiệu suất yếu cho tất cả các VM). vMotion có thể giải quyết vấn đề bằng cách cho phép người quản trị viên di chuyển bất kỳ các VM đang tranh dành chiếm dụng tài nguyên đến một máy chủ ESXi với tài nguyên lớn hơn có thể đáp ứng nhu cầu. Ví dụ, khi hai VM đang tranh nhau chiếm dụng tài nguyên CPU, một quản trị viên có thể loại bỏ các tranh chấp bằng cách sử dụng vMotion để di chuyển của một trong các máy ảo vào một máy chủ ESXi có sẵn nguồn tài nguyên CPU lớn hơn.
 
Nâng cao tính năng vMotion
vSphere nâng cao tính năng của vMotion cho việc di chuyển các VM giữa các máy chủ ESXi nhanh hơn và đồng thời so với các phiên bản trước của vSphere hoặc VMware Infrastructure 3. vSphere 5 cũng nâng cao vMotion để tận dụng lợi thê của nhiều mạng máy tính và tiếp tục cải thiện hiệu suất của việc di chuyển các VM đang hoạt động

vMotion thực hiện việc di chuyển một máy ảo bằng cách di chuyển các CPU và bộ nhớ giữa các máy chủ ESXi nhưng không thay đổi nơi lưu trữ, Storage vMotion được xây dựng trên ý tưởng và nguyên tắc của vMotion bằng các cung cấp khả di chuyển CPU và RAM trên một máy chủ ESXi đến máy chủ ESXi khác, tuy nhiên việc di chuyển đó xảy ra trong khi các VM đang hoạt động.

Việc triển khai vSphere trong hệ thống của bạn thường đi kèm với nhiều loại lưu trữ cần thiết được chia sẽ như Fibre Channel hoặc iSCSI San hoặc NFS. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn cần phải di chuyển từ không gian lưu trữ này sang không gian lưu trữ mới? Yêu cầu tính toán về thời gian downtime của VM, hoặc những vấn đề xảy ra mà bạn cần phải cân bằng lại việc sử dụng không gian lưu trữ, hoặc từ một góc độ hiệu suất sử dụng

vSphere Storage vMotion trực tiếp giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp khả năng di chuyển các nơi lưu trữ của VM đang chạy giữa các không gian lưu trữ khác nhau. Storage vMotion cho phép các nhà quản trị giải quyết tất cả các việc này mà không bị thời gian downtime. Tính năng này đảm bảo cho việc mở rộng không gian lưu trữ ngày càng tăng hoặc di chuyển các VM đến một SAN mới mà không bắt buộc phải tắt VM, và nó còn cung cấp cho nhà quản trị các công cụ khác để tăng tính linh hoạt của họ trong việc đáp ứng nhu cầu kinh doanh thường xuyên thay đổi.
    Blogger Comment
    Facebook Comment