Powered by Blogger.

Tìm hiểu về hệ điều hành Linux

GIT – Góc IT xin giới thiệu các bạn về hệ điều hành  và một số lệnh cơ bản trong hệ điều hành 
1. Linux là hệ điều hành
Về mặt nguyên tắc hệ điều hành cũng là một software; nhưng đây là một software đặc biệt – được dùng để quản lý, điều phối các tài nguyên (resource) của hệ thống (bao gồm cả hardware và các software khác). Linux còn được gọi là Open Source Unix (OSU), Unix-like Kernel, clone of the UNIX operating system
.

Linux do Linus Torvalds, một sinh viên tại trường Đại Học ở Helsinki (Phần Lan) phát triển dựa trên hệ điều hành Minix, một hệ điều hành có cấu trúc tương tự Unix với các chức năng tối thiểu được dùng trong dạy học.
Hiện nay, Linux là một hệ điều hành với mã nguồn mở (Open Source) và miễn phí (free) dưới bản quyền của tổ chức GNU (Gnu’s Not Unix).
Khởi đầu, Linux được thiết kế để hoạt động trên nền tảng của kiến trúc i386  với khả năng đa tác vụ (multitasking). Tuy nhiên ngày nay, Linux đã có các phiên bản trên các họ chip khác chẳng hạn như chip Alpha.
Linux có nguyên lý hoạt động tương tự hệ điều hành Unix (Unix-like). Mặc dù Linux không phải là Unix nhưng người ta vẫn xem Linux như là phiên bản Unix trên PC (PC version of Unix OS).
Do là Unix-like; Linux có đầy đủ tất cả các đặc tính của Unix (fully functional). Ngoài ra nó còn hỗ trợ thêm một số tính năng mà trên Unix không có,
như long file name (tên file có ký tự space “ ”).

Hiện tại có nhiều hãng, nhiều tổ chức, nhiều nhóm khác nhau cùng phát triển Linux. Tất cả các phiên bản (release) Linux đều có chung phần kernel (phần nhân của hệ điều hành) và hầu hết các tính năng đặc trưng, tuy nhiên các tool (công cụ) và utility (tiện ích) có đôi chút dị biệt.
Có rất nhiều các ứng dụng cho Linux, tuy nhiên hầu hết các ứng dụng cho Linux hiện có đều là các ứng dụng mang tính chuyên dụng. Để đưa Linux vào từng gia đình, các tổ chức, các hãng đang cố gắng phát triển các ứng dụng mang tính phổ cập trên Linux chẳng hạn hãng SUN đưa ra phiên bản Star Office tương tự như MS Office – và cũng tương thích với MS Office – cho những người sử dụng Linux ở gia đình, văn phòng.
Hãng Borland (nay là hãng Inprise) đang phát triển một dự án có tên là KyLix, nhằm đưa ra một môi trường lập trình cấp cao trên Linux, đồng thời các ứng dụng trên  được viết bằng Delphi/C++Builder sẽ dễ dàng compile (biên dịch) lại dưới Linux bằng KyLix. Hiện tại Kylix đã có phiên bản thử nghiệm (beta).
Dự án này hứa hẹn một loạt các ứng dụng thông thường đã có trên MS Windows sẽ mau chóng được chuyển sang Linux, và điều này sẽ giúp cho hệ điều hành Linux dễ dàng thâm nhập vào thị trường PC nhanh chóng hơn.
Các ứng dụng được viết trên Linux đều có thể hoạt động trên các hệ thống UNIX (có thể cần phải compile lại).
Các release hiện nay gồm có:
RedHat (  ) Linux (Fedora Core):
Là phiên bản khá phổ biến. Cung cấp khá nhiều tool và utility để hỗ trợ user (người sử dụng) từ các thao tác setup (cài đặt) đến config (cấu hình) hệ thống.
Mandrake Linux:
Một dòng khác thoát thai từ RedHat Linux, tương thích hoàn toàn với RedHat. Thường có nhiều phần mềm mới đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Slackware Linux:
Đây là một trong phiên bản Linux lâu đời. Hỗ trợ các dịch vụ mạng rất mạnh, tuy nhiên việc setup và config đòi hỏi user có kiến thức tốt về hệ điều hành này.

S.u.S.E. Linux:
Do hãng S.u.S.E (Đức) phát hành, khá phổ biến tại Âu châu, nhưng không được phổ biến tại các nước khác. Có các công cụ riêng để hỗ trợ setup và config tương đối dễ sử dụng.

Free BSD Linux:
Được phát triển bởi Đại Học Berkeley, đây không phải là phiên bản thương mại, do vậy ít được phổ biến. Có rất nhiều tiện ích dành cho việc phát triển hệ thống và lập trình. Hỗ trợ đầy đủ các shell trên Unix.

Corel Linux:
Phát triển bởi hãng Corel, dễ setup, có graphic interface (giao diện đồ họa) khá giống Windows NT kể các tool và utility. Tuy nhiên các config tool chưa hoạt động tốt.

Open Linux:
Do hãng Caldera phát triển, dễ cài đặt cũng như sử dụng. Giao diện KDE. Thích hợp cho người sử dụng tại gia đình.

Và còn rất nhiều release khác như Turbo Linux, Linux PPC,  Linux, Infomagic Linux, Softlanding Linux System Release (SLS) v.v….
Ngoài ra, hiện nay còn có một dòng Linux gọi là Live-CD Linux (cahỵ trực tiếp trên CD – kô cần cài đặt) như Ubuntu, Knoppix, ……. thíchhợp với các beginner Linux
Các thông tin và tài nguyên (resource) của Linux có thể tìm thấy ở khắp nơi trên Internet và hầu hết đều free. Thêm vào đó có khá nhiều các trình ứng dụng cũng như tiện ích dành cho Linux dễ dàng được tìm thấy trên Internet.
2. NHỮNG ỨNG DỤNG VĂN PHÒNG VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU:
NHỮNG ỨNG DỤNG VĂN PHÒNG: Những ứng dụng văn phòng của Linux rất đa dạng như chương trình sử lý văn bản mức chuyên nghiệp, chuơng trình tính toán, chương trình vẽ… Những bộ office văn phòng hiện nay của Linux cũng rất đa dạng được cung cấp bởi nhiều công ty khác nhau. Mỗi một bộ office văn phòng của Linux đều có những đặc tính riêng nhằm cung cấp cho người sử dụng những ứng dụng cần thiết, những bộ office được biết đến như: OpenOffice, KOffice, StarOffice, CrossOver Office, Ximian Desktop and office applications, GNOME Office…
• OpenOffice: là bộ office nguồn mở sử dụng mã StarOffice nó cung cấp những ứng dụng văn phòng thích hợp như GNOME. OpenOffice hiện thời là ứng dụng văn phòng sơ cấp được hỗ trợ bởi Red Hat. Những ứng dụng của bộ office này gồm có: OpenCalc dùng để tính toán, OpenDraw là chương trình vẽ, OpenWriter dùng để sử lý văn bản, OpenMath dùng để tính toán và tạo ra những công thức toán học, OpenImpress dùng để tạo ra những bảng trình bày.
• Koffice: là bộ office tự do dùng để thiết kế sử dụng với KDE. Những ứng dụng của bộ office này gồm có: Kspread dùng để tính toán, Kpresenter ứng dụng cho việc tạo ra những bảng trình bày, Kontour là chương trình bản vẽ vector, Karbon14 là chương trình đồ thị vector, Kword dùng để sử lý văn bản, Kformula là chương trình dùng để biên tập công thức toán, Kchart là công cụ vẽ những biểu đồ và sơ đồ, Kugar dùng cho việc lập các báo cáo, Krita là chương trình sử lý hình ảnh, Kivio dùng để tạo ra các flowchart (tương tự như visio), Kontact bao gồm những ứng dụng như: mail, address book, và organizer tools.
• StarOffice: là bộ office dùng riêng cho những ứng dụng trong lãnh vực thương mại.
Hiện nay hãng Ximian đang phát triển một bộ office chuyên nghiệp hỗ trợ cả KDE lẫn GNOME. Hầu hết những bộ office của Linux đều được cung cấp miễn phí trên mạng internet giúp cho người sử dụng có thể tải những ứng dụng về máy mình. Dưới đây là nhửng địa chỉ internet để người sử dụng có thể biết thêm thông tin.
3. NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU:
Những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu được sử dụng trong hệ điều hành Linux rất đa dạng, nó gồm những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mức rất mạnh và được thiết kế hỗ trợ cho những cơ sở dữ liệu có quan hệ lớn như Oracle, Sybase, và DB2 của hãng IBM… Red Hat cũng đã cung cấp cho Linux những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu lớn như  và PostgreSQL. Tuy nhiên ngoài những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ở mức lớn, Linux còn được cung cấp những hệ thống quản lý dữ liệu vừa và nhỏ như KDE và GNOME.
Ngoài ra Linux còn cung được cung cấp những phần mềm sẵn sàng cho những cơ sở dữ liệu truy nhập với ngôn ngữ lập trình như Xbase.* Oracle : là phiên bản của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu Oracle9i. Nó có đầy đủ những chức năng mà Oracle9i có, là một cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp sử dụng cho những cơ sở dữ liệu lớn chuyên dùng cho việc kinh doanh điện tử internet. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu được cấp phát miễn phí hoàn toàn, người sử dụng có thể tải những ứng dụng của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu này từ web-site www.oracle.com.
* Sybase: là hệ thống cơ sở dữ liệu được ứng dụng phục vụ cho việc quản lý những cơ sở dữ liệu ở các xí nghiệp, công ty vừa và nhỏ. Hệ thống này có được đặc tính hợp nhất dữ liệu và kết hợp tất cả những tài nguyên thông tin trên cùng một mạng. Hệ thống này cũng được cung cấp miễn phí trên web-site www.sybase.com.
* DB2: là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi hãng máy tính nổi tiếng IBM. DB2 là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mang tính phổ thông trong hệ thống của Linux nó bao gồm tính hoạt động internet cùng với sự bổ trợ cho Java và Perl. Ngoài ra DB2 còn có tính biến đổi được để mở rộng cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng. Người sử dụng có thể tự do tải ứng dụng của hệ thống này về từ trang wed của IBM www.software.ibm.com/data/db2/linux/
* MySQL: là hệ thống do Red Hat phát triển, là sản phẩm nguồn mở sẵn sàng tự do dưới giấy phép GPL. Nó là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nhanh cho những cơ sở dữ liệu lớn, đáng tin cậy có thể sử dụng với cường độ cao. Những người sử dụng có thể vào wed-site www.mysql.com để tìm hiểu thông tin của hệ thống này.
* PostgreSQL: cũng là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu do Red Hat cung cấp. Nó được sử dụng để cung cấp cho cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho những dịch vụ nghiêng về internet và hệ thống mạng. Ưu điểm của hệ thống này là thao tác sử dụng đơn giản. Cũng như các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên những thông tin của ứng dụng này cũng được đưa lên các wed-site để người sử dụng có thể truy xuất được thông tin như www.postgresql.org.
4. HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG VỀ MẠNG:
Có thể nói các ứng dụng mạng là tập hợp những ứng dụng nổi bật nhất của hệ điều hành Linux, những khả năng mà các ứng dụng mạng trên Linux có thể thực hiện được làm cho hệ điều hành này vượt trội hơn so với hệ điều hành Window.
Linux cho phép người dùng có thể cấu hình một server với đầy đủ các ứng dụng cơ bản nhất của internet:
• Domain Name Service (DNS)
• Web Server
• Web Proxy Server
• Routing
• SMTP Server
• Pop3 Server
• Firewall

Một mạng máy tính của Linux bao gồm:
• Linux file server
• Linux backup
• Linux firewall
• Các client (có thể chạy nhiều hệ điều hành khác nhau Unix, Macintosh và Windows)
• Linux print server
• Linux Apache
• Linux database
• Linux-Based DNS ( Domain Name System )

5. Một số lệnh cơ bản của linux
Các Lệnh Về Khởi Tạo
rlogin: dùng để điều khiển hoặc thao tác lệnh trên một máy khác
exit : thoát khỏi hệ thống (Bourne-Shell)
logout: thoát khỏi hệ thống C-Shell
id : chỉ danh của người sử dụng
logname: tên người sử dụng login
man : giúp đỡ
newgrp: chuyển người sử dụng sang một nhóm mới
psswd: thay đổi  của người sử dụng
set : xác định các biến môi trường
tty : đặt các thông số terminal
uname: tên của hệ thống (host)
who : cho biết những ai đang thâm nhập hệ thống
Lệnh Về Trình Báo Màn Hình
echo: hiển thị dòng ký tự hay biến
setcolor: đặt màu nền và chữ của màn hình
Lệnh Về Desktop bc: tính biểu thức số học
cal : máy tính cá nhân
date: hiển thị và đặt ngày
mail: gửi – nhận thư tín điện tử
mesg : cấm/cho phép hiển thị thông báo trên màn hình (bởi write/ hello)
spell : kiểm tra lỗi chính tả
vi : soạn thảo văn bản
write/hello: cho phép gửi dòng thông báo đến những người sử dụng trong hệ thống
Lệnh Về Thư Mục
cd : đổi thư mục
cp : sao chép 2 thư mục
mkdir: tạo thư mục
rm : loại bỏ thư mục
pwd: trình bày thư mục hiện hành
Lệnh về tập tin
more: trình bày nội dung tập tin
cp : sao chép một hay nhiều tập tin
find: tìm vị trí của tập tin
grep : tìm vị trí của chuỗi ký tự trong tập tin
ls: trình bày tên và thuộc tính của các tập tin trong thư mục
mv : di chuyển/đổi tên một tập tin
sort: sắp thứ tự nội dung tập tin
wc : đếm số từ trong tập tin
cat: hiển thị nội dung moat tập tin
vi: soạn thảo hoặc sửa đổi nội dung tập tin
Lệnh về quản lý quá trình:
kill: hủy bỏ một quá trình
ps : trình bày tình trạng của các quá trình
sleep: ngưng hoạt động một thời gian

Các Lệnh Về Phân Quyền

chgrp: chuyển chủ quyền tập tin, thư mục từ một nhóm sang một nhóm khác
chmod : thay đổi quyền sở hữu của tập tin hay thư mục
chown : thay đổi người sở hữu tập tin hay thư mục
Lệnh Về Kiểm Soát In cancel : ngưng in
lp : in tài liệu ra máy in

Lệnh về hệ thống:
top: Xem trạng thái về hệ thống và các process đang chạy tương tự như Task Manager trong Windows.
shutdown -h now tắt máy tính
shutdown -r now : khởi động lại

Để  một package:
rpm -ivh

Để upgrade một package:
rpm -Uvh

Để uninstall một package:
rpm -e

Để biết một package đã được install hay chưa
rpm -q

filename ở đây có thể là 1 file hoặc nhiều file với format rpm
Các lệnh thường có thêm rất nhiều các thông số đi theo. Để biết thêm và chi tiết về chúng các bạn có thể dùng lệnh
man  hoặc  –help với  là lệnh cần xem.
    Blogger Comment
    Facebook Comment