Powered by Blogger.

IT MANAGER nhiều vấn đề cần quan tâm hơn bạn nghĩ​

I- Xét về khía cạnh kỹ thuật​

Yếu tố quan trọng hàng đầu trong DN là tính liên tục của hệ thống. Hệ thống mạng DN bao gồm hạ tầng mạng cơ sở của trụ sở chính, các chi nhánh, hạ tầng mạng của hệ thống nhà phân phối sản phẩm. Hệ thống quản trị nguồn nhân lực ERP (Financial Management module, Sale module, Data Warehouse module,HRM và CRM) vận hành trên hệ thống datacenter của doanh nghiệp. Nhiệm vụ đặt ra là làm sao giảm thiểu tối đa thời gian downtime của hệ thống này khi có sự cố, giảm thiểu tối đa thiệt hại của doanh nghiệp do hệ thống ngưng trệ. Chúng ta có một thuật ngữ là BCP (Business Continuity Plan) để triển khai các kế hoạch dự phòng, BCP bao gồm dự phòng vật lý và dự phòng luận lý.

Dự phòng vật lý bao gồm các yếu tố thiên tai, cháy nổ.
Dự phòng luận lý bao gồm các yếu tố do software,OS và business application.

Nhiệm vụ của IT Manager phải đề ra kế hoạch ứng phó cho 2 kiểu dự phòng trên.
Đối với dự phòng vật lý người IT Manager sẽ cần làm việc với building landlord để thảo luận kế hoạch dự phòng cho nguồn nước cung cấp cho hệ thống AC, nguồn điện của building, hệ thống datacenter (chống thấm, chống cháy, chống ồn), các tiêu chuẩn design cho DC để giảm thiểu rủi ro. Thiết kế các DR site dự phòng. Trong rủi ro còn có rủi ro về tính an toàn của DC, nên cần phải tham vấn và triển khai hệ thống CCTV + Motion dection system và HID Access hoặc biological authentication system. Hệ thống WAN sẽ được triển khai redundancy cho tất cả các primary line.

Đối với dự phòng luận lý, cần thiết lập các giải pháp HA cho core IT system và Business Application. Design một kịch bản backup/restore thật chuẩn (full hoặc incremental, daily,weekly, monthly, yearly) kết hợp với giải pháp backup mạnh mẽ (TSM của IBM chẳng hạn) cho DC và cả client personal data. Đồng thời lên kế hoạch bảo trì và ký kết hợp đồng với các đối tác để gia tăng tính sẵn sàng của từng bộ phận trong DC cũng như các dịch vụ support từ họ. Các hệ thống PBAX,VoIP, Infrastructure cũng sẽ được ký kết maintenance contract. IT Manager sẽ cùng IT Team thiết kế DRP Document thật chuẩn và chi tiết nhằm giảm thiểu thời gian phục hồi của hệ thống. Việc quản lý asset sẽ được áp dụng chặt chẽ để đảm bảo spare part. Hệ thống fix asset management được quản lý theo serial hoặc theo batch.

Bên cạnh đó, It Manager còn cần lập ra nhóm ứng phó trong trường hợp khẩn cấp bao gồm các thành viên nòng cốt trong kế hoạch ứng phó (BCP Organization Team)

II- Tầm quan trọng của IT Manager đối với hoạt động của DN ​

IT Manager không đơn thuần là một vị trí kỹ thuật. Người IT Manager cần suy nghĩ về các giá trị mà IT có thể mang lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận khác nhau, họ hoạt động độc lập với nhau. Trước đây, khi chưa có hệ thống hoá các nghiệp vụ, họ thường làm việc manually và tốn nhiều công sức. Đơn cử 3 bộ phận: HR, Finance và Sale.

IT chúng ta là Support Function, chúng ta mang lại lợi ích cho công ty từ việc hỗ trợ các bộ phận khác phát triển, hoàn thiện và áp dụng các giải pháp của IT để tối ưu hoá, tự động hoá các nghiệp vụ của họ. Là một IT Manager cần chủ động tạo những buổi thảo luận trực tiếp với các bộ phận để tìm hiểu cơ bản nghiệp vụ của họ, quy trình và các đòi hỏi về tối ưu hoá để mang lại năng suất hoạt động cao nhất.

Sau khi tìm hiểu lên danh sách những quy trình,yêu cầu kèm những lưu ý của các phòng ban khác, chúng ta sẽ đối chiếu với các giải pháp IT để tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Các bộ phận khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau từ đó ta có nhiều giải pháp khác nhau. Ví dụ, ta có HRM cho HR, SAP AOne tích hợp toàn bộ, Solomon cho giải pháp Sales hoặc SAGE ACCPAC,SAP B1,SAP AOne cho giải pháp Financial Management. IT Manager sẽ đóng vai trò là Coordinator làm cầu nối trung gian giữa solution provider và business owner. Có thể IT chúng ta phải làm nhiệm vụ PM cho project này nữa. Việc justify, measure và biding,timeline, resource, PIC (person in charge), dependency,etc… IT chúng ta phải phối hợp với Finance để deliver project này. Tất cả những việc trên mục đích cuối cùng là tạo thuận lợi tối đa, cung cấp những giải pháp tối ưu nâng cao năng suất làm việc và mang lại hiệu quả cho công ty bạn làm.

IT Manager sẽ đóng vai trò khá quan trong trong các giải pháp ERP để mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Tầm quan trọng của IT Manager như bạn thấy ko chỉ nằm trong lãnh vực IT. Để làm tốt những điều trên thì ERP sẽ là thử thách dành cho bạn.
III- Công việc của IT Manager có đơn giản ko? : ​


IT Manager là người làm việc với đối tác trong các dự án hardware, software, ERP,v.v…Đây là 1 công việc ko đơn giản và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn chúng ta có thể hình dung.

Thực tế một vị lãnh đạo IT làm việc với đối tác về Virtualization suốt 3 tháng trời để đạt được kết quả như ý, và tốn thêm 1 tháng nữa cho các thủ tục hành chính và kế toán. Có thể bạn nghĩ : “Gì thế, xin một cái bảng báo giá rồi tìm đối tác rẻ nhất mà chọn thôi, rắc rối đến vậy sao?”. Vị lãnh đạo ấy giải thích rằng thực tế là dễ vậy nhưng ở vai trò lãnh đạo của IT, anh ấy không thể làm việc một cách thiếu chuyên nghiệp như việc mua một cái con chuột quang hay chuột không dây ngoài Phong Vũ được.

Các giải pháp của các hãng chỉ là khung sườn cơ bản, khi áp dụng tuỳ thuộc vào quy định của công ty, hạ tầng sẵn có, khả năng tích hợp và ngân sách cho dự án nữa. Một đối tác phải ngồi lại với IT phân tích và thiết kế giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp với chi phí tốt nhất. Các bạn chắc ai cũng hiểu tiền nào của đó rồi phải không nào? Nhưng việc một IT Manager làm việc như thế nào với ai để có một quyết định đầu tư là cả một quá trình khó khăn. Đó là một nghệ thuật thương thuyết, khả năng đàm phán và khả năng thuyết trình cộng với kiến thức về giải pháp. Anh ấy không chỉ làm việc với một đối tác mà là ba đối tác cùng lúc cho một thầu. Chưa kể sau khi anh IT Manager đã có một giải pháp hoàn hảo về kỷ thuật thì vấn đề ngân sách lại khiến anh ấy đau đầu. IT Manager phải lên ngân sách cho dự án và ngân sách hoạt động của phòng IT, việc đầu tư một dự án phải đảm bảo ngân sách cho các dự án khác. Nếu planning không tốt, IT sẽ chẳng làm được dự án nào trong khi ngân sách không giải ngân được hoặc project pending. Các bạn cần biết vấn đề ngân sách phải được duyệt ở rất nhiều cấp khác nhau và phức tạp không kém kỷ thuật.

Đến đây có lẽ các bạn cũng đã có hình dung mơ hồ về tại sao có những IT Support mãi mãi ở vị trí Support mà ko lên được IT Manager .IS Budgeting, IS Planning và IS Expenditure là một trong các công việc quan trọng của IT Manager đó các bạn ạ.

IV- Tôi là IT Support chuyên nghiệp? Tôi hoàn thành tốt mọi công việc được giao?​

Đa số ae IT trong vấn đề hỗ trợ end user điều nghĩ đơn giản là user gặp vấn đề gì thì hỗ trợ họ, máy móc bị hư hỏng gì thì sửa chữa và bảo hành, hệ thống có vấn đề thì mày mò và khắc phục, mạng bị rớt hay lỗi thì troubleshoot. Chỉ đơn giản vậy thôi! Vấn đề sẽ càng đơn giản hơn nếu bạn đã có nhiều kn và chỉ cần nghe là biết lỗi gì đúng ko?

Thế nhưng dưới con mắt của IT Manager, chuyện không đơn giản vậy. Hỗ trợ end user là cả 1 khối công việc phức tạp mà bạn cần phải có một phương pháp hỗ trợ user hiệu quả và quy trình áp dụng phương pháp này. Đó là một hệ thống Help Desk Ticketing System. Nó xử lý cuộc gọi đến, email gửi đến và generate một ticket báo cho requestor biết anh IT nào sẽ hỗ trợ họ, thời gian hỗ trợ dự kiến là bao lâu, mức độ phức tạp như thế nào, phương pháp xử lý và feedback của requestor. Với một ticket, IT sẽ có đầy đủ thông tin về một case helpdesk, requestor cũng có thông tin cần thiết để theo dõi case của họ.
Tại sao cần rắc rối như vậy? Câu trả lời rằng việc áp dụng một quy trình xử lý như thế giúp chúng ta thống kê các loại lỗi xảy ra trong một thời gian nhất định, phương pháp phổ biến để giải quyết, năng suất làm việc của IT Team, và thống kê, phân loại công việc hỗ trợ của IT. Không những vậy, nó còn giúp anh ấy có một báo cáo hoàn chỉnh và phổ biến các phương pháp kỷ thuật đến toàn IT Team, nâng cao trình độ của Team và hạn chế các lỗi tương tự xảy ra trong tương lai.

Một vấn đề đơn giản trong việc support nhưng nếu bạn nhìn với tầm nhìn IT Manager thì nó là cả 1 quy trình, 1 khía cạnh khác, đối với 1 IT Support thì những thông tin khắc phục lỗi ko có giá trị gì nhưng với IT Manager đó lại là những thông tin quan trọng. Và IT Manager không chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dùng cuối mà còn kiểm soát năng lực của bộ phận IT, nâng cao nghiệp vụ của IT để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn, tính tương tác giữa requestor và IT cao hơn thông qua các tính năng của hệ thống.

Qua những phân tích trên các bạn đã thấy mình còn thiếu điều gì chưa? Theo SB nghĩ đó là tính chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề và tầm nhìn về vấn đề đó. Cách nghĩ chuyên nghiệp sẽ có cách giải quyết chuyên nghiệp và bạn sẽ là 1 IT chuyên nghiệp. Tuy nhiên ko phải bất cứ cty nào cũng có thể xây dựng hệ thống Help Desk Ticketing System để thu thập đúng ko? Vậy sẽ có câu hỏi SB đặt ra là bạn có tự chủ động xây dựng quy trình đó ko? Với vai trò là IT Support làm thêm cũng ko có tiền? Trả lời những câu hỏi do chính bản thân đặt ra, đừng đợi cty, sếp điều động chỉ định, làm được điều đó theo SB nghĩ chúng ta đã tiếp cận 1 bước chân vào cánh cửa IT Manager rồi

V- Giá trị của 1 IT Manager đến từ đâu​

Những công việc mà người IT Manager cần phải nắm :
– Servers, Backup tape drive, Tape Library, tape media, cable,etc…
– Router, Switch, Wireless AP, Load balancer, firewall appliance hoặc UTM, SAN Switch, SAN Storage,etc…
– Workstation, laptop, external drive,etc…
– Fix asset management, licensing management (select, open hay là OEM),etc…
– HelpDesk operation
– Một chút IS Budget Planning, một Corporate Plan, một chút CapEx Plan.

Nhưng công việc của IT Manager ko dừng lại ở đó, dựa vào các công việc trên, các bạn cũng có thể hình dung ngay IT chúng ta chỉ là bảo trì những cái doanh nghiệp cần để hoạt động kinh doanh mà thôi. Giá trị mang lại của chúng là vẫn chưa xác định. Tuy nhiên, đòi hỏi của doanh nghiệp đối với IT Manager không đơn giản thế, họ cần IT mang lại giá trị bằng giải pháp của IT.
Một câu hỏi dành cho các bạn, nếu chúng tôi mời bạn làm việc ở vai trò là IT Manager, bạn sẽ mang lại lợi ích khả quan (nhìn thấy được) gì cho doanh nghiệp chúng tôi.Câu hỏi này các bạn sẽ thường gặp ở các cuộc phỏng vấn cấp cao và cuộc họp giữa các thành viên ban lãnh đạo công ty (Board Management).

Để mang lại giá trị cũng như nâng cao vai trò của IT Function và IT Manager, bạn đã biết cách vận dụng các giải pháp doanh nghiệp (ERP) vào hoạt động kinh doanh hay hoạt động sản xuất để tự động hoá và giảm thiểu hoạt động input/output thụ động, liên kết dữ liệu giữa các bộ phận để tạo ra một hệ thống đồng nhất cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Đó là thách thức của các bạn cũng như IT Manager.

Đơn cử trong hoạt động kinh doanh bán lẻ (retail), BoM đặt ra một vấn đề rằng họ cần theo dõi sát sao hoạt độnh kinh doanh các đơn vị bán lẻ (retailer) và bán sỉ (whole seller) và các đại lý (rep), họ cần thống kê số lượng hàng xuất kho (warehouse) và số lượng hàng bán của các đơn vị trên (sale volume), họ muốn một hệ thống tính toán giá trị doanh thu (revenue) và lợi nhuận (profit) trong một ngày,một tuần, một tháng và một năm, hệ thống thông tin này sẽ không cho phép các đơn vị bán “bừa số” làm thiệt hại doanh thu. Hệ thống đó cho phép họ tạo các báo cáo cho hoạt động Sale, từ đó họ sẽ đề ra chiến lược cho hoạt động của mình. IT Manager phải phối hợp với họ và vendor để khởi tạo hệ thống này.

 Yêu cầu đặt ra là:
– Hạ tầng thông tin (Infrastructure Network) để thiết lập hệ thống này
– Yêu cầu về system (server, application,database,backup,etc…)
– Front-end (Excel spreadsheet, Word document, hoặc các bạn dùng handheld)
– Backup-end (Data warehousing system, BO server, Route plan,etc…)
– Application (ERP SAP Sale module, SAGE ACCPAC Accounting Receivable module,Warehousing, PO module)
– Các bạn phối hợp với Sale,HR để đào tạo nhân viên Sale.
– DRP cho hệ thống này
– Các bạn phối hợp với Business Owner trong việc làm Survey (Pre-Implementation)

Đây là một ví dụ điển hình mà nhiệm vụ của IT Manager phải thực hiện để mang lại giá trị hữu hình và khả quan cho doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu và phối hợp với StakeHolder trong doanh nghiệp, Vendor để triển khai hệ thống Sale System. Khi bạn triển khai thành công hệ thống này, giá trị đầu tiên các bạn thấy được là đội ngũ Sale sẽ giảm công việc tay chân rất nhiều, từ đó số lượng Sale có thể giảm xuống để tiết kiệm chi phí Payroll. Bạn cũng tiết kiệm luôn chi phí Accommodation cho nhân viên. Với quy trình khép kín ( Data Warehouse -> BO server -> Client -> Sale activities -> Data input -> Sale volume Matching (cuối ngày về văn phòng upload dữ liệu) -> BO server upload -> Data processing -> Daily report) thì việc “bùa số” sẽ giảm thiểu rất rất nhiều. Lợi nhuận của doanh nghiệp là lợi nhuận thực tế và con số này phù hợp với bên Kho của kế toán và sổ sách. Việc bạn dễ dàng có được Customized Report sẽ giúp bạn hoạch định chiến lược sát với thực tế và năng lực sale của các đơn vị sale, tiết kiêm chi phí quảng cáo (A&P Expense), nâng cao sale volume và tăng lợi nhuận (profit). Rõ ràng đây là những yếu tố chứng tỏ giá trị IT mang lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để áp dụng thành công là điều không dễ dàng, IT Manager, BoM và phải có chung một ý tưởng và thấy được lợi ích lâu dài. Để làm điều này, IT Manager phải có kỷ năng thuyết phục và presentation skill cộng thêm khả năng “dịch thuật” ngôn ngữ IT sang non-IT để thảo luận với BoM. Nên nhớ BoM không phải là dân IT và vốn đầu tư cho hệ thống như thế thường là trên 500,000 USD. Khả năng dịch thuật này là yếu điểm chết người của bất kỳ IT nào khi mới bắt đầu vào nghề. IT Manager phải đi theo vendor như là một coordinator làm cầu nối giữa doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh và vendor. Đồng thời các yêu cầu cơ bản như hạ tầng, system,etc… IT Manager phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của ERP với tư vấn từ vendor.

Các bạn thấy đấy, chỉ là một hoạt động kinh doanh nhưng giá trị IT mang lại không hề nhỏ. Vai trò của IT Manager cũng không đơn giản và kém phần phức tạp. Ngoài kỷ năng chuyên môn (hệ thống, network, system,etc…), IT Manager phải trang bị kỹ năng đàm phán và các kiến thức quản trị (Business IT), cross-function integration.

VI- Những vấn đề bảo mật nào 1 IT Manager cần nắm?​

Chúng ta có 2 vấn đề riêng biệt khi nói về bảo mật Security. Một là IT Security Policy và Risk Management. Vai trò của IT Manager luôn bao hàm nhiệm vụ Security. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, họ có thể phân bổ công việc IT Security cho IT Manager và Risk Management cho Business Risk Manager.
Dù vậy, IT Security là một nhiệm vụ rõ rang cho IT Manager. Một vài mảng IT Manager cần quan tâm đến security:
– Server 
Các bản sửa lỗi (hotfix, patch) đều được cập nhật nhưng trước khi triển khai, IT phải thực hiện trong TestLab. Các policy template cho từng server role, AV cho server,host-base firewall và host-base IPS cũng được active cho từng server. Định kỳ healthcheck các server này
– Network
Toàn bộ các hệ thống network đều được remote từ xa qua SSH với centralized authorization server (RADIUS). Logging, administrator role được quy định rõ. Ở lớp access layer có công ty dùng dot1x, có công ty thì không. Bên cạnh đó, còn có các công ty họ dùng Network Policy and Access Service (Windows 2008).
– PC và Laptop
Ngoài việc triển khai client-server AV,host-base firewall, host-base IPS, các pre-defined security GPOs được áp xuống cho computer/user. Đối với laptop thì được áp dụng thêm một Data Encryption module giống như SafeGuard Easy cho HDD.
– Wireless network
Sử dụng WPA Enterprise hay WPA2 Enterprise kết hợp với EAP protocol hoặc protect EAP để triển khai Enterprise Wireless Security.
– Database server
Cty tạo ra các SQL account dùng để authenticate thay vì Window Authentication, các service cũng được run dưới các account riêng. TCP/IP filtering được applied cho các NIC của server này. Hotfix,patch được cập nhật thường xuyên. Đặc biệt trên firewall có một bộ ACL dành cho Database server để tăng cường tính an toàn.
– Physical Access Control
Bên cạnh các IT-related item mà IT Manager phải quản lý, IT Manager cũng phải quản lý Secure Access trong môi trường làm việc của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp xem trọng yếu tố an toàn, họ triển khai các HID Access Control card, Camera và Fingerprint authentication và Door Alarm system. Trong phạm vi làm việc, các DOM Camera được bố trí ở các vị trí sao cho độ phủ toàn diện và DOM1 thấy được DOM2. Tại các vị trí cửa ra vào, HID Sensor sẽ được lắp đặt. IT sẽ có một HID Access Control system để điều khiển và phân quyền access cũng như logging in/out. Tại các vị trí hành lang và đường đi, Infrared motion detector sẽ được lắp đặt và kích hoạt bởi nhân viên ra về cuối cùng bằng một dãy số mật mã. Trong suốt thời gian kích hoạt (tối đến sang ngày mai) nếu có một vật thể cản trở tia hồng ngoại phát ra thì lập tức alarm system sẽ hú còi và gửi SMS đến authorized person.
– Hệ thống PCCC
Ngoài các bình chữa cháy di động thì DC sẽ được thiết kế một hệ thống chữa cháy chuyên dụng tên là FM-200. Về cơ bản, hệ thống này sẽ phun khí FM200 để dập lửa, khí này vô hại với con người và thiết bị quan trọng trong phòng server.

Tất cả vấn đề trên đều có đề cập trong tiêu chuẩn ISO 27001, nếu bạn là một IT Manager, ngoài các kỹ năng chuyên môn bắt buộc bạn có thể sẽ phải tham gia và hoạt động Risk Management và cụ thể hoá công việc trong các vấn đề liên quan đến IT. IT Secuirty và Risk Management là yêu cầu cần thiết cho vai trò IT Manager, yêu cầu này đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn chiến lược và kinh nghiệm làm việc ở môi trường thực tế.
Dĩ nhiên khi triển khai, IT Manager không trực tiếp nhúng tay vào nhưng việc trang bị kiến thức để điều phối công việc là bắt buộc. Nếu doanh nghiệp có hẳn một vị trí cho vai trò này thì IT Manager vẫn có liên quan nhất định về nhiệm vụ đặc biệt là IT.

Đơn cử ở doanh nghiệp xi măng Holcim, vấn đề IT Security và Risk Management được triển khai rất chặt chẽ và ảnh hưởng đến hoạt động của IT rất nhiều.

Các bạn thấy đó, IT Manager phải chịu trách nhiệm về Security nhưng phạm vi chịu trách nhiệm không chỉ là servers, network, laptop, PC mà đôi khi còn là những đối tượng khác nữa.

VII- Là 1 IT Manager cần xây dựng đội ngũ nhân sự như thế nào​

Ở cương vị là Sếp IT, đã bao giờ bạn lo sợ một ngày nào đó bạn sẽ mất đi một cánh tay chủ lực trong việc điều hành công việc IT hàng ngày không? Điều gì khiến một IT Staff rời bỏ công ty đầu quân cho một công ty khác. Dù thế nào đi chăng nữa, việc nhân viên dưới quyền bỏ đi là một thất bại không thể chối cãi của bạn, công ty sẽ đánh giá năng lực quản lý của bạn (leadership). Dĩ nhiên là lương bổng là cái đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến để giữ chân nhân viên nhưng liệu tất cả các công ty đều có thể làm điều đó không? Bạn nên chú ý 5 yếu tố sau để tăng cường mối quan hệ với nhân viên:

1.Ưu tiên nhân sự

Bạn có 10 nhân viên IT dưới quyền nhưng không phải 10 người đó giỏi đều như nhau. Là Sếp IT, bạn phải nhận ra ai là talent trong số đó, bạn sẽ phải biết giữ ai lại khi bạn đứng giữa 2 lựa chọn. Công ty không trả tiền cho những kẻ vô dụng, bạn phải giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng người để giữ lại và sa thải những người không cần thiết dựa vào chiến lược và phương hướng phát triển của công ty.

2. Đấu tranh quyền lợi

Tiền lương chưa hẳn là tất cả. Có những cái khác hấp dẫn không kém đối với nhân viên của bạn như: làm việc 5 ngày/tuần, giờ làm việc thoải mái (9:00 sáng – 6:00 chiều), bonus 2 tháng lương cuối năm ngoài tháng lương 13, bảo hiểm cho gia đình, chương trình đào tạo phong phú,v.v…Là Sếp IT, trách nhiệm của bạn là phải đấu tranh giành những quyền lợi cho nhân viên của mình ngoài tiền lương ra.

3. Tạo động lực và truyền cảm hứng công việc

Con người không phải là máy móc, việc đối mặt với công việc nhàm chán hằng ngày hoặc những công việc mà bạn quá quen thuộc và thành thạo sẽ tạo ra một tâm lý ù lỳ thiếu sáng tạo. Nhân viên của bạn cũng vậy, họ sẽ trở nên lười biếng và đọc báo, gaming suốt ngày nếu bạn là một ông sếp IT tồi. Để hạn chế điều này, bạn nên tạo điều kiện cho nhân viên của mình làm các công việc khác nhau, tạo ra thách thức mới cho họ để kích thích nguồn cảm hứng công việc.

4. Đánh giá cao thành quả lao động

Tâm lý con người phức tạp lắm các bạn ạ, lấy ví dụ nhé, các bạn viết một bài viết tâm huyết, đầu tư kỹ lưỡng từng câu chữ, ý tưởng và post lên diễn đàn. Các bạn thử trả lời rằng có phải các bạn luôn mong muốn có ai đọc được bài đó và trả lời cho bạn, feedback dù tốt hay xấu cũng được nhưng ít ra có một ai đó đã đọc thành quả của bạn?! Nếu bạn trả lời là đúng vậy thì IT Manager phải hiểu điều đó hơn ai hết. Nhân viên của ông ấy sẽ rất vui, hãnh diện và hạnh phúc nếu những gì họ làm được ông ấy ghi nhận và đánh giá cao. Niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân đôi nếu các bộ phận khác cũng có cùng nhận định và đánh giá.

5. Giải toả vướng mắc của nhân viên

Đôi khi nhân viên của một ông IT Manager lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, chuyện gia đình, riêng tư,v.v…Nếu ông ấy hiểu được rằng việc cố gắng ép anh chàng IT này thì công việc của anh ta chỉ trở nên tồi tệ hơn thôi khi mà anh ta chẳng còn đầu óc làm việc. Tại sao không để anh ta nghỉ phép để giải quyết công việc riêng sau đó chuyên tâm làm việc tiếp. Đó là một ý kiến hay đấy chứ?! IT Manager phải tuân thủ một nguyên tắc là tuyệt đối không gọi điện cho nhân viên của mình khi anh ta nghỉ phép trừ khi có chuyện gì gấp lắm. Khi bạn gọi điện cho anh ấy khi anh ấy nghỉ phép sẽ tạo một cảm giác tội lỗi vì không làm tròn trách nhiệm của mình cho anh ấy. Bạn muốn mất đi một nhân viên tốt không? Có lẽ là không. Vậy bạn hãy ghi nhớ nguyên tắc này nhé.

IT Manager đâu phải chỉ đối mặt với công việc, máy móc, con số, v.v… Ông ta phải đối mặt với con người nữa. Suy cho cùng, IT Staff Manangement là một phần công việc của ông ấy. Đây là một vấn đề ethical problem nhưng hậu quả mang lại rất tệ không thua kém gì việc bạn làm hỏng một con server mạnh nhất của DC chỉ vì vô tình đổ một ly caphe vào nó trong phòng server?! Ví dụ có vẻ buồn cười nhưng ý là nếu bạn ý thức được vấn đề thì sẽ không có sự cố lớn. Trong một bộ máy quản lý IT, “mất đi một cánh tay phải” đầy năng lực và chuyên môn có phải là một lỗi lớn của IT Manager không? Xin dành câu trả lời cho các bạn


Đúc kết lại :
Công việc cơ bản của IT Manager chủ yếu là:
+ Xây dựng và tổ chức bộ phận IT Service (nếu chưa có)
+ Đảm bảo công việc của tất cả các nhân viên cấp dưới đều ổn, hoạt động đúng quy trình đã có.
+ Hỗ trợ nhân viên cấp dưới hoàn thành công việc của mình.
+ Đại diện cao nhất để tương tác với tất cả các phòng ban khác
Công việc mang lại giá trị cho IT Manager là:
+ Tư vấn và tham mưu cho Ban Giám Đốc về các giải pháp CNTT hỗ trợ cho business.
+ Từ mục tiêu của công ty, lập kế hoạch tổng cho IT hỗ trợ cho các công ty, BGĐ và các phòng ban khác hoàn thành mục tiêu, góp phần vào hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
+ Lập kế hoạch, Đề xuất và triển khai các dự án tin học hóa các nghiệp vụ và quy trình của công ty và các phòng ban liên quan, hỗ trợ cho business của công ty.

Sau 1 hồi tìm hiểu về những kỹ thuật cần thiết, vai trò của IT Manager, những kiến thức kỹ năng nói chung SB thấy thực sự để làm 1 IT Manager là cả 1 quá trình dài đầy khó khăn đúng ko các bạn. Tuy nhiên mà nói thật sự chỉ ở những cty tầm cỡ chúng ta mới có thể đụng đến những kỹ thuật quy trình như trên, thực tế mà nói đa số các DN VN các sếp điều ko có cái tầm cũng như chưa có cái tâm với bộ phận IT.
Mà lý do một phần cũng do IT chúng ta chưa có cách nói thuyết phục sếp, và 1 phần lớn để làm IT Manager thì ko dừng lại ở vấn đề kỹ thuật mà cái chúng ta còn cần có là khả năng, năng lực phân tích thực tiễn kinh doanh – biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức công nghệ, am hiểu tình hình văn hóa xã hội, hiểu biết về quy trình kinh doanh với khả năng lãnh đạo. Các vấn đề khách hàng, các quy chế quản lý và xu hướng phát triển của ngành công nghiệp CNTT.
CNTT luôn thay đổi và phát triển từ công nghệ, quy trình và kỹ thuật nhưng mấu chốt vẫn là yếu tố con người. Sb tự thấy mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng khi đặt kế hoạch 3 năm nữa làm IT Manager. Thật may mắn là giờ đã có 1 định hướng đề phát triển. Còn ý kiến AE như thế nào?

Saobangcodoc
    Blogger Comment
    Facebook Comment