Powered by Blogger.

Dưỡng Sinh Giờ Mão – Đại Tràng


KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI TRÀNG
Đại tràng chủ tân, nghĩa là có khả năng hấp thụ nước, tham gia vào quá trình điều tiết bài tiết nước trong cơ thể. Đại tràng tương đương với con đường vận chuyển, chủ về biến hóa thủy cốc (chất dinh dưỡng, thức ăn), truyền dẫn chất thải. Đồng thời, tác dụng truyền dẫn của đại tràng và tác dụng làm “giáng trọc” của dạ dày, tác dụng “túc giáng” của phổi có liên quan mật thiết với nhau, chỉ khi phổi đầy đủ khí mới có thể thúc đẩy đưa chất cặn bã xuống phía dưới, vì vậy trong cuốn “Y tinh ý nghĩa tạng phủ chi quan” có viết: “Sở dĩ đại tràng có thể truyền dẫn, là vì nó là tạng của phổi. Khi ở phổi đẩy xuống dưới, nên có thể truyền dẫn”. Đại tràng nối liền tiểu tràng, tiếp nhận chất cặn thức ăn từ tiểu tràng, hấp thụ lượng nước thừa trong đó, và chuyển hóa thành phân. Dưới sự vận động của khí ở phổi, phân sẽ được đẩy xuống đoạn cuối của đại tràng, và được bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua hậu môn.
Chức năng chuyển hóa chất cặn bả và hấp thu nước của đại tràng được phát huy tốt nhất vào giờ Mão, vì đó là thời điểm cơ quan truyền dẫn này đang trực ban. Bởi vậy, điều chúng ta nên làm nhất trong lúc này chính là bài tiết. Bài tiết là biểu hiện trực tiếp nhất về tác dụng của đại tràng. Do đại tràng là đoạn cuối của cơ thể, lại phải gánh vác những phần cặn bã thức ăn sau khi tiêu hóa, nên thường nặng mùi, vì vậy mọi người thường xuyên không chú ý tới ảnh hưởng quan trọng của nó đối với sức khỏe. Nói cách khác, chúng ta thường chỉ biết hưởng thụ cái khoái khẩu ở miệng, mà lại quên mất nỗi khổ mà đại tràng phải gánh vác. Có người thích ăn đồ cay, dẫn đến khi bài tiết sẽ đau rát, có người thích ăn đồ ngọt béo tinh chế, cao lương mỹ vị, nhưng vì thiếu đi chất xơ nên khiến cho chất cặn bã không dễ dàng được bài tiết ra ngoài, tích tụ trong đại tràng, trở thành mầm mống gây bệnh.
Trích: Hoàng đến nội kinh
    Blogger Comment
    Facebook Comment