đạo, quyền, trung, tùng, không, vô, phân, hợp, biến, kình, trầm, niêm, chỉnh, thế và cơ; Thái cực tâm pháp phân 6 mục: tu vi tại tâm, dĩ động cầu tĩnh, thân ngoại cầu vật, đắc hoàn cầu trung, thức trung cầu thế hòa hợp cầu bất đồng; Thái cực công pháp phân 3 mục: cơ bản công pháp, Thái cực quyền giá và Thái cực nhu thủ.
Đạo là gì ?
Tục ngữ nói: học quyền không học đạo, chẳng khác nào người mù làm liều. Theo thầy truyền, tu vi Thái cực quyền kỳ thực chính là một quá trình tri đạo, ngộ đạo, tu đạo và chứng đạo, tự thủy chí chung bất ly một chữ “Đạo”. Do đó đàm quyền tất tiên luận đạo —— Thái cực quyền đạo.
Sư: Học quyền dựa vào ngộ. Ngộ cái gì? Ngộ chính là Thái cực quyền đạo. Mà nội dung của Thái cực quyền đạo không phải là cương kình thúy tiệp của Trần thức Thái cực, cũng không phải là thư triển viên nhuận của Dương thức Thái cực; không phải là miên xảo linh hoạt của Ngô thức Thái cực, cũng không phải là nghiêm mật khẩn thấu của Vũ thức Thái cực. Thái cực quyền đạo không nghiên cứu đại giá, tiểu giá, tân giá, lão giá, luyện giá, dụng giá, càng không phải các loại sáo lộ 108 thức, 88 thức hoặc 24 thức… Thái cực quyền đạo là bắt đầu từ nội dung tối cơ bản, tối trung tâm của Thái cực quyền, dụng lý luận Thái cực phân tích thuộc tính và đặc trưng bản chất, trực truy chân nghĩa của Thái cực quyền; từ đó khiến người học tập và tu luyện Thái cực quyền tìm được đường thẳng tới thánh điện Thái cực, tuân theo đạo mà hành, đăng đường nhập thất, từng bước tới đỉnh cao.
Đạo là gì ?
Đáp: nhất âm nhất dương là đạo. Sư: “Âm”, “dương” và “biến chuyển giữa âm và dương” chính là thể hiện của đạo; đạo chính là âm dương tương tể và quy luật biến chuyển âm dương. Như 《 Lão tử 》 viết: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hòa.” Tự nhiên giới vạn sự vạn vật đều do đạo sinh, đạo là mẹ của vạn vật. Chữ “Đạo” (道) trên có hai điểm (丷) chính là nhất âm nhất dương, âm dương hợp nhất; chữ “Tự” (自) bên dưới biểu hiện vạn vật trong tự nhiên đều đến từ đạo; hợp thành chữ “Thủ” (首), biểu thị sự dẫn dắt, thứ nhất và trước tiên; “Sước” (辶), biểu hiện rõ ràng âm dương đối lập, thống nhất là quy luật vận động tối căn bản của tự nhiên. Chính như Vương Tông Nhạc tiên sư tại 《 Thái cực quyền luận 》viết: “Thái cực giả, vô cực nhi sinh, âm dương chi mẫu dã.” Nên người tu luyện Thái cực quyền cần dụng lý luận Thái cực âm dương để phân tích các chi tiết trong quyền; lý giải chân nghĩa của Thái cực quyền; mỗi thì mỗi khắc đều phân thanh âm dương; không lúc nào không quan chiếutới biến chuyển giữa âm và dương.
《 Lão tử 》 viết “Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí vu vô vi.” Câu này của《 Lão tử 》khả dĩ lý giải cương lĩnh trọng yếu của Thái cực quyền đạo. Sư: Thái cực chân nghĩa phản hướng cầu. Học tập và tu luyện Thái cực quyền chính là chúng ta cần buông bỏ tập quán tư duy lý tính hình thành qua mấy chục năm. Chỉ có như vậy mới có thể thể hội quyền lý của Thái cực quyền, mở ra cánh cửa ảo diệu của Thái cực quyền, vén mở bức màn thần bí của Thái cực quyền, phá gông cùm “Thái cực thập niên bất xuất môn “, chân chính tiến nhập điện đường của đạo Thái cực.
Vì sao chúng ta cần tu luyện Thái cực quyền? Hữu bằng hữu thuyết: luyện Thái cực quyền là để dưỡng sinh ích thọ; còn có bằng hữu thuyết luyện Thái cực quyền là để tự vệ phòng thân. Những điều đó đều rất tốt, không có vấn đề gì. Thế nhưng, từ Thái cực quyền mà nói, đó không phải là mục tiêu cuối cùng của việc tu luyện Thái cực quyền. Vậy cái gì là mục tiêu cuối cùng của việc tu luyện Thái cực quyền? đáp án của tôi là: dụng Thái cực quyền đạo tu luyện, cải tạo bản thân, từ đó mà phản phác quy chân, phục mệnh quy căn, tìm về “ngã” nguyên thủy.
Vũ trụ vạn vật vô bất phân âm dương, “ngã” cũng không phải ngoại lệ. Mỗi cá nhân đều có 2 “ngã” . Một là “ngã” của hiện tại, có thể thấy, có thể sờ, rất rõ ràng, gọi là “thực ngã” hoặc “dương ngã” ; còn một một “ngã” khác, tự mình nhìn không thấy, sờ không được, thậm chí căn bản không biết tới sự tồn tại của nó, ”ngã” này gọi là “hư ngã” hoặc “âm ngã” . “Âm ngã” ẩn tàng trí tuệ và năng lượng vô cùng. Loại trí tuệ và tiềm năng là di sản quý báu do tổ tiên nhân loại di lưu cho chúng ta, thâm tàng sâu trong nội tâm của chúng ta. Chích là do biến thiên của xã hội, lịch sử diễn biến, nguyên bản âm dương tương tể của hai “ngã”bị phân ly, phá hoại Thái cực nhân thân vốn hài hòa. Thế mà, “dương ngã” bị trói buộc; “âm ngã” bị mất, tác dụng của nó cũng dần mất đi. Chúng ta tu vi Thái cực quyền, chính là dụng Thái cực quyền đạo cải tạo “dương ngã”; thông qua phục nguyên “dương ngã”, dần dần lý giải, nhận thức, cuồi cùng tìm lại “âm ngã” thần bí, phát huy sức mạnh to lớn vốn có của nó, từ đó tái hiện hoàn chỉnh âm dương tương tể của chân ngã! Đó là sự thăng hoa chân chính của đời người!
Từ ý nghĩa này mà nói, mọi người đều cần tu luyện Thái cực quyền đạo. Chính như Dương gia lão quyền viết: “Thiên địa vi nhất thái cực, nhân thân vi tiểu thái cực, nhân thân vi Thái cực chi thể, bất khả bất luyện Thái cực quyền” . Chúng ta thông qua học tập và tu luyện Thái cực quyền, có thể tìm được quy luật tự nhiên của vũ trụ vạn vật, từ đó khiến nhân thân tiểu vũ trụ và thiên địa đại vũ trụ tương dung hài hòa; do quyền nhập đạo, quyền đạo hợp nhất, “dữ thiên địa tinh thần độc vãng lai”, đó là một cảnh giới đẹp đẽ!
《 Lão tử 》 viết: “Đạo khả đạo, phi thường đạo.” Mỗi cá nhân cảm thụ đạo khác nhau; cảm thụ của mỗi cá nhân rất khó dụng ngôn ngữ thống nhất để biểu đạt. Ví như người luyện quyền trước tiên cần “tùng”, nhưng tùng là một loại “tư vị”! Loại tư vị này rất khó dụng ngôn ngữ để biểu đạt; tùng cần dựa vào tự ngộ, chỉ khi bạn có thể chân chính tùng, bạn mới hiểu tùng vốn là một loại cảm giác. Người khác đi hình dung tùng, tự mình bất chân ngộ đạo thì vô pháp thể hội đáo chân chính tùng, ” như người uống nước, nóng lạnh tự biết”.
Blogger Comment
Facebook Comment