Powered by Blogger.

Kiến thức rất quan trọng về Bộ Nồi xe ga

Bộ nồi xe tay ga hoạt động giống như bộ Nhông Sên Dĩa của xe số, nhưng cấu tạo sẽ phức tạp hơn vì thế chúng ta nên tìm hiểu kỹ để tiện bề bảo dưỡng nhằm duy trì độ tiết kiệm nhiên liệu, hoạt động ổn định nhất cho xe.

So sánh bộ nồi xe tay ga và bộ Nhông sên dĩa xe số. Má Puli hoạt động giống như đĩa xích, dây curoa hoạt động giống như dây xích tải.
Chi tiết Bộ Nồi xe tay ga

1. Nồi li hợp (hay còn gọi là chuông), Má li hợp (bố ba càng)
Bố ba càng, chuông trong bộ nồi xe tay ga



2. Dây curoa:



Dây curoa (dây đai V)

3.Má puli:

Mô tả chi tiết bộ nồi xe tay ga

Lực được truyền từ trục khuỷu làm quay má Puli, lực lại được truyền qua má Puli sau thông qua dây curoa làm bố ba càng được dãn ra bắt lấy Chuông làm Chuông quay. Chuông nồi quay truyền lực qua nhông truyền động bánh sau, tác động quay bánh xe sau để chạy.


Một số vấn đề về bố ba càng:
Bố ba càng, chuông nồi

Khi xe sử dụng được 4000-5000km mặt bố ba càng sẽ bì mòn trơn và có nhiều bụi, vì vậy làm giảm độ bắt của bố vào chuông khi lên ga. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hao xăng, nếu bị nặng thì xe sẽ có hiện tượng bị sượng, khựng khi lên ga lúc đầu.

Tương tự, ở thời điểm này lò xo của bố ba càng cũng bị dãn ra làm khả năng bung ra, thu vào của bố ba càng trở nên kém linh hoạt, không còn đàn hồi tốt để hổ trợ cho bố trong việc “bắt” chuông. Lúc này xe sẽ bị gõ lóc cóc ở ga nhỏ do lò xo yếu, bố ba bàng bung ra quá sớm; khi tăng tốc ở tốc độ cao, xe bị khựng (cảm giác lên ga nhưng xe không thể tăng tốc được nữa --> sẽ rất hao xăng) do lò xo không hổ trợ được bố trong việc ép chuông.


Lời khuyên:  Sẽ tùy thuộc vào cách chạy của mỗi người, môi trường chạy ở thành phố hay thôn quê, nhưng trong khoảng 4000-5000km chúng ta nên đem xe đến trạm bảo hành để vệ sinh bộ nồi. Kỹ Thuật Viên sẽ vệ sinh và kiểm tra từng bộ phận của bộ nồi. VD: lò xo yếu sẽ phải thay mới, bố nồi sẽ chà nhám lại, vệ sinh chuông...nhằm hạn chế tối đa sự tiêu hao nhiên liệu của xe, đồng thời duy trì độ lướt của ga.


Vấn đề về dây Curoa:  Trong khoảng 20.000 -25.000km ta nên thay dây curoa mới. Nếu dây curoa bị dãn thì việc truyền lực từ động cơ ra bố ba càng sẽ bị giảm (do hiện tượng trượt dây curoa) gây hao nhiên liệu. Thay mới dây curoa cũng sẽ tránh được rủi ro bị đứt dây curoa, xe không vận hành được thì dắt bộ khổ lắm

Chính vì bộ nồi xe tay được cấu tạo bởi nhiều bộ phận, đồng thời việc truyền lực chủ yếu dựa vào độ bắt của bố, dây curoa nên việc tận dụng lực truyền động không được triệt để như xe số (chỉ cần bộ nhông sên dĩa). Đây cũng là 1 phần nguyên nhân lý giải vì sao xe tay ga hao xăng hơn xe số.
    Blogger Comment
    Facebook Comment