Powered by Blogger.

PHẨY TAY DỊCH CÂN KINH CẢI TIẾN ĐÚNG TÂM PHÁP CỦA ĐẠT MA SƯ TỔ

I. Khái niệm :  Đầu thế kỷ VI sau Công nguyên, Đạt Ma Sư Tổ từ Thiên Trúc đi thuyết pháp và truyền giáo xuyên qua nhiều đất nước. Sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam, Trung Hoa xây dựng chùa Thiếu Lâm nhận nhiều đệ tử nhập môn truyền thừa Phật học. Ông nhận định đem truyền tụng một tín ngưỡng mới có khi trái với tín ngưỡng cũ của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột, nên dạy các đệ tử vừa học lý thuyết Phật pháp vừa phải luyện võ để tự vệ. Môn võ phái Thiếu Lâm hình thành từ đó và tồn tại đến ngày nay.

Nhiều môn đồ tâm trí thông minh nhưng thể lực yếu kém nên không luyện võ được. Tổ sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập để cải thiện thể lực của các đệ tử, sau được gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả lớn vì tiêu trừ được các bệnh tật. Ngày nay người ta thể nghiệm thấy phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả nhiểu trường hợp bệnh ung thư cũng khỏi. Bấy giờ, thuyết Âm Dương Khí Huyết của Đông y được đưa ra áp dụng để biện chứng.

Tình trạng sức khoẻ con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, huyết thuộc về thể chất, khí thuộc về chức năng. Trong Đông y, nghiên cứu về huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như mật độ, số lương hồng cầu bạch cầu, tính chất sắc tố như thế nào... mà phải dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và tuần hoàn của huyết mà xem xét.

Lý luận của Đông y, triết lý vững vàng, mang tính khái quát rất cao, nên vấn đề khí huyết không phải được nêu trên cơ sở cục bộ như phân tích một giọt máu không có sức sống hoặc một bầu máu tách rời khỏi cơ thể mà cần phải tổng hợp từ trạng thái vận động quá trình sinh lý đến các mối liên hệ khác. Về khí cũng vậy, Đông y không bác bỏ cái oxy trong không khí mà nó mang nội dung có tính khái quát rộng lớn hơn là từ Thiên vị khí (Prâna) có trong khí trời hấp thu và dàn trải ra khắp cơ thể để vận hành mọi hoạt động của con người.

Cái khí từ không khí ta hít vào phổi phối hợp với chất dinh dưỡng được tiêu hóa từ dạ dày và hấp thụ tại ruột. Các chất ấy được khí và huyết đưa đến tế bào của thân thể để có được quá trình oxy hóa và sinh ra nhiệt năng đồng thời cũng khử ra những khí thải, thu hồi chất thải từ các tế bào trên cơ thể và bài tiết ra ngoài. Tuần hoàn tốt phát huy tác dụng tốt của máu thì quá trình sinh lý của cơ thể con người tự nhiên thịnh vượng, sức khoẻ sung mãn, sinh hoạt được đảm bảo.

Cho nên trong lý thuyết, khí huyết không thể đơn độc chỉ có huyết mà không có khí và ngược lại. Đông y cho rằng mâu thuẫn chủ yếu trong cơ thể con người là Âm Dương, khí huyết cũng thuộc tính đó, Âm huyết và Dương khí. Luyện Dịch Cân Kinh là làm cho khí huyết hoạt động điều hòa nên có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Người xưa đã dùng Dưỡng Tâm Đơn kết hợp với luyện Dịch Cân Kinh đã chữa khỏi hẳn bệnh ung thư. Thật ra thuốc có tác dụng tâm lý, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị chớ không có tác dụng chữa bệnh ung thư mà luyện Dịch Cân Kinh là chính. Nói như người xưa là "mạch máu đưa đi" nghĩa là "hành huyết". Thí dụ trong một đơn vị, cùng sinh hoạt như nhau, cùng ăn một bữa ăn lạ, có người đi kiết, đi tả, nhưng có người chẳng sao. Đấy là do mạch máu thông hành đã giúp cho cơ thể thải độc tốt.

Luận về ung thư, người xưa chia bệnh ung thư làm hai loại âm thư và dương thư. Có câu: "Dương thư dễ lành, âm thư khó trị" bởi dương thư là cái nhọt mọc ở ngoài da, chín rồi có chỗ thoát vỡ, có máu mủ, ngòi mủ xanh, dán cao hoặc rịt thuốc là khỏi. Âm Thư là cái nhọt bên trong cơ thể, không có chỗ vỡ, nên to dần luồn lách khắp nơi, có khi rắn lại như đá. Nguyên nhân đều do sự ứ tụ của khí huyết làm trở ngại và bế tắt kinh lạc, làm các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Máu không đủ nhiệt năng nên lưu thông chậm nên các chất keo, ẩm dịch, các chất khô... không được đẩy đi nên bị đọng lại, cô quánh thành u nhọt. Tựu chung, do công năng của huyết giảm sút nên không thể thải được những chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Luyên Dịch Cân Kinh đúng phép, huyết mới được tiếp nhiệt năng đầy đủ, mới giải tỏa được các sự chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể. Động tác phẩy tay làm cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày được đóng mở đều đặn, tỳ tiếp được thận khí đồng thời thận tiếp được khí đưa vào nên sự tương tác tỳ thận được hợp nhất, giao thông tâm thận được xuyên suốt. Khi chức năng của huyết gia tăng thì giúp được việc khử trọc lưu thanh tiếp diễn tốt. Cứ thế, khí huyết thăng bằng là bệnh tự khỏi.

Nguyên nhân bệnh ung thư, y học hiện đại còn đang bàn cãi, trong khi đó thuyết khí huyết của đông y đã lập luận rõ ràng. Ngay bài thuốc Dưỡng Tâm Đan cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc trong người bệnh nhân mà lại được kết hợp ứng dụng chữa cho căn bệnh này vậy.

Quá trình sinh lý cơ thể con người là một quá trình vừa tiến triển vừa đấu tranh rất phức tạp giữa sự sống và cái chết, giữa lành mạnh và bệnh tật, giữa trẻ trung và lão hóa. Kết quả cuộc đấu tranh do các nhân tố nội tại quyết định chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài. Như thế cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động, các tạng phủ đều dựa vào nhau gọi là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bệnh ung thư cũng do sự lưu thông của khí huyết không tốt mà ra. Đông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bệnh ung thư là một cuộc đấu tranh nội bộ cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng nên quan điểm bệnh ung thư là bệnh chữa được.

Do sự trì trệ khí huyết mà thành bệnh, từ đó lại làm hao tổn thêm khí huyết. Vậy, trong công việc luyện tập cho khí huyết được cải thiện là tức chữa được bệnh. Từ đó tạo được lòng tin vững chắc của người bệnh đối với việc tự chữa bệnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Dịch Cân Kinh. Phương pháp này hữu hiệu tăng cường khí huyết nên tất nhiên chữa được các bệnh khác ngoài ung thư như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, huyết áp thấp, các thể bệnh tim, bán thân bất toại, bệnh gan thận, hen suyễn, lao phổi, bệnh dạ dày và đường ruột, viêm mũi dị ứng, viêm thấp khớp, xơ vữa mạch... cùng đa số các loại bệnh mãn tính.

Trong thời gian đã qua, do sự truyền đạt từ bản môn Thiếu Lâm ra ngoài quần chúng có sự "tam sao thất bản" nên thao tác có nhiều sự lệch lạc; tuy kết quả cũng có khả quan nhưng không thể làm sáng tỏ được cơ chế và phải nâng cao số lượng bù chất lượng làm mất nhiều thời gian và hạn chế đối tượng. Nay truyền thừa của Hậu Tổ Huyền Vi Tử chân nhân là Axàlê Phương Nghi Huyền Thạch Công có chứng nghiệm và truyền đạt lại phương thức khế hợp với tôn chỉ của Thiếu Lâm võ phái như sau:

II. Thực hiện : Trước hết chúng ta so sánh thao tác đã từng được phổ biến trong các ấn phẩm trăm năm trước đây và thao tác cải cách theo đúng tâm pháp của Đạt Ma Sư Tổ như sau:

A. Thao tác cũ đã từng được phổ biến:  Phương pháp này cần phải tập 2000 cái mới có kết quả.

• Tư Thế:
1. Đứng hai bàn chân song song và dang rộng khoảng 30 cm.
2. 10 ngón chân bấu xuống đất, gồng cơ đùi – cơ mông và nhíu hậu môn.
3. Đầu, mình và chân phải thẳng, không được cúi ra trước hoặc ngửa ra sau trong lúc tập (như vậy hai chân thì gồng cứng, còn thân mình kể cả 2 cánh tay thì thả lỏng).
4. Mắt nhìn thẳng vào một điểm trước mặt, không xoay qua xoay lại.
5. Hơi thở binh thường (không theo nhịp đánh tay).
6. Tâm trí không được suy nghĩ vẩn vơ, phải tập trung vào việc đếm số lần đánh tay.
7. Thường xuyên kiểm tra lại việc gồng cứng các cơ chân và nhíu hậu môn suốt quá trình tập.

• Cách Tập: Sau khi đã chuẩn bị tư thế xong thì:
- Đưa hai tay song song ra trước, ngang tầm thắt lưng, bàn tay rũ xuống (các ngón tay không duỗi thẳng, không được chạm vào nhau, không được gồng), lòng bàn tay hướng xuống đất, hạ hai tay xuống ngang đùi thì lật ngang bàn tay (lòng bàn tay hướng vô đùi) và hất mạnh tay ra sau – đây là thế trong tài liệu "Cải cách" hiện hành – còn trong "Đạt Ma Dịch Cân Kinh" hiện hành trước đây thì lòng bàn tay hướng ra sau, cách này dễ tập hơn,nhưng chậm kết quả hơn
- Cố gắng giữ hai tay song song, đừng để bẹt ra quá.
- Sau đó dùng một lực nhẹ đưa tay về phía trước, lòng bàn tay hướng xuống đất. Cứ tiếp tục đánh đều như vậy cho tới khi đủ số mới ngưng tập.

B. Thao tác đã chứng nghiệm từ tâm pháp của Đạt Ma Sư Tổ:
Chỉ cần 200 cái, kết quả đã bằng hoặc hơn 2000 cái theo thao tác cũ. Như thế mới xứng đáng là một tâm pháp làm ít được nhiều, lại không gây đuối sức giữa chừng cho những bệnh nhân già yếu, lại có thể tranh thủ làm bất cứ khoảng thời gian trống nào.

• Tư Thế:
1. Đứng theo hướng mặt trời, hai bàn chân song song và dang rộng chân bằng hai đầu vai.
2. Hai bàn chân thẳng, đứng thẳng tự nhiên, k bấu chân và gồng đùi trước vì trong khi tập chân đùi sẽ dần tự nhiên cứng lại.
3. Đầu, mình và chân phải thẳng, không được cúi ra trước hoặc ngửa ra sau trong lúc tập, 2 cánh tay thả lỏng.
4. Mắt nhìn hờ thẳng phía trước không tập trung vào một vật gì, không xoay qua xoay lại.
5. Hơi thở binh thường theo nhịp đánh tay, giơ lên trước hít vào, phẩy ra sau thở ra
6. Tâm trí không được suy nghĩ vẩn vơ, phải tập trung vào việc đếm số lần đánh tay.
7. Khi tập quen đều tay cùng hơi thở thì kết hợp nhíu thả hậu môn theo nhịp thở, hít vào đóng hậu môn, thở ra mở hậu môn.

• Cách Tập: Sau khi đã chuẩn bị tư thế xong thì:
1.Thao tác phẩy tay
2. Vuốt cánh tay (thực chất là điều khí lại 6 đường kinh mạch tay)
3. Thở 8 thời xoay cổ (thực chất là khai thông dần một số luân xa phía trên)
4. Vặn cột sống dưới (thực chất là khai thông dần một số luân xa phía dưới)

III. Các cơ chế tâm pháp của Dịch học và Đạt Ma Sư Tổ
1. Cơ chế xoa bóp nội tạng: Khi tập, tâm trí tập trung vào các động tác tay, không suy nghĩ vẩn vơ, thần kinh được thư giãn, dần quen sự tĩnh lặng. Khi hất mạnh tay ra sau, vai, lưng ngực, bụng giật lên. Khi đưa tay về trước thì vai, lưng, ngực, bụng hạ xuống. Đó là hình thức xoa bóp sâu các nội tạng, các hệ cơ ngực, bụng, và hệ cơ lưng, nơi đây, theo Y Học Hiện Đại, từ cổ tới mông, dọc hai bên cột sống có 33 đôi dây thần kinh tạo thành Hệ Thần Kinh Thực Vật giữ nhiều nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
2. Cơ chế kinh mạch và luân xa:
3. Cơ chế con lắc: Đứng thẳng, thả lỏng
4. Cơ chế thố nạp: Hít thở theo động tác
5. Cơ chế âm dương: Đóng mở hậu môn theo động tác
6. Cơ chế hấp thụ nguyên khí: Hướng về mặt trời
7. Cơ chế điều kinh lạc: Vuốt tay sau tập
8. Cơ chế mở các luân xa phía trên: Thở 8 thời xoay cổ
- Mục đích chính là để mở các luân xa vùng trên cho lượng sinh khí vừa được thu nạp rót vào và tàng trữ hoặc kích hoạt.
- Ngoài ra, còn thích hợp chữa cho tất cả các thể lọai bệnh, đối với người bình thường có tác dụng phòng bệnh, nâng đề kháng, giải lao, tiếp sức, trợ giúp tiểu não và phòng chống thoái hóa cột sống cổ. Chống chỉ định: Đang bị gãy, nứt cột sống cổ.
9. Cơ chế mở các luân xa phía dưới: Vặn cột sống dưới
- Mục đích chính tương tự như trên cho các luân xa vùng dưới.
- Ngoài ra, còn thích hợp chống thoái hóa và đóng vôi các khớp vai, khớp bả vai, toàn bộ cột sống lưng, đặc trị từ D10 đến đốt sống cùng. Chống co rút cơ và thần kinh liên sườn dưới, giảm vòng hông và ngừa các bệnh tích tụ ở bụng dưới.

IV. Lưu ý
1. Khi tập thấy chân tê, hai bàn chân nóng ran thì ngưng.
2. Tập khi bụng đói. Uống ½ lít nước ngay trước khi tập. Ăn xong 3 giờ sau mới được tập. Tập xong ½ giờ sau mới được tắm. Khi đang tập hoặc tập xong mà cảm thấy mệt là tập sai hoặc tập quá sức mình. Nếu tập đúng và vừa sức mình, thì khi tập xong, cảm thấy khỏe hơn nhiều so với lúc chưa tập và ăn ngủ rất ngon.
3. Trong mỗi lần tập, không nên tập ngắt quãng, nghĩa là tập vài phút, rồi nghỉ vài phút, sau đó lại tập tiếp.
4. Nên tập nơi thoáng mát, yên tĩnh, không có gió lùa. Khi tập không được ở trần, nên mặc đồ nhẹ mỏng không bó sát người.
5. Ban đầu không nên cố gắng đạt chuẩn mà phải tăng dần vừa sức, tuy chậm nhưng đem lại hiệu quả rất diệu kỳ.
6. Tránh căng thẳng thần kinh trong cuộc sống, hạn chế tối đa: rượu, cà phê, thuốc lá, bột ngọt, đường trắng tinh, mỡ động vật, đồ ngọt, đồ chiên xào, đồ nướng, thực phẩm đóng hộp, chất béo. Nên ăn nhiều rau và trái cây tươi.
7. Mỗi ngày nên uống nước đun sôi để nguội là chính, cộng với nước từ cơm canh, nước giải khát, tổng cộng 2 lít trở lên, khi cần mới uống, không ép uống quá nhiều một lúc, uống từ từ cho ngấm.
8. Thường xuyên tập luyện, hít thở, nên gần với "Thiên Nhiên" càng nhiều càng tốt.
11. Nếu tập trên nền đất tự nhiên hoặc gỗ thì nên đi chân không, nếu tập trên nền xi măng, gạch bông thì phải mang dép hoặc tấm thảm.
12. Nếu ngưng tập một thời gian dài, khi tập lại phải tập lại từ đầu như người mới tập.

V. Những phản ứng : Tập phương pháp này có thể có những phản ứng, đều là hiện tượng thải chất độc. Đó là dấu hiệu tốt, thường gặp như:

1. Cảm giác rần rần như kiến bò trong ngày đâu do bắt đầu thông khí huyết.
2. Đại tiện ra máu, mủ hoặc phân đen trong bệnh ung thư, giảm dần.
3. Ngứa, sẩn từng cụm da hoặc toàn thân trong vài ngày đầu.
4. Ra mồ hôi có mùi hôi hơn.
5. Tiểu nhiều, khai hơn.
6. Trung tiện.

VI. Kết luận  : Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một trong những thao tác nền tảng cho tất cả các thức luyện công đòi hỏi ta phải ngộ nhập và tập luyện thuần thục đầu tiên.
    Blogger Comment
    Facebook Comment