Powered by Blogger.

Căn bản về kiến trúc cơ sở hạ tầng, Phần 4: Quản lý các hệ thống doanh nghiệp với quy mô có thể biến đổi.

Khái niệm chung và các phương pháp kỹ thuật

Khám phá các phương pháp được sử dụng để quản lý các tài nguyên của doanh nghiệp, bao gồm các kho lưu trữ, các điểm nút tính toán, thiết bị chuyển mạch, và dữ liệu và các dịch vụ mà cơ sở hạ tầng này cung cấp.

Trong một thế giới hoàn hảo, tất cả các hệ thống sẽ có cấu hình phổ biến với các tính năng quản lý kiểm soát, phục hồi, an toàn và điều chỉnh hiệu suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các nhà thiết kế hệ thống phải rất cẩn thận với những kiến trúc hệ thống để còn thực hiện tích hợp chúng. IBM® không chỉ cung cấp các dịch vụ giải pháp mà còn tạo ra rất nhiều công cụ và phương pháp kỹ thuật để thực hiện việc tích hợp hệ thống. Việc bắt đầu một kiến trúc doanh nghiệp bằng việc xem xét các UIs, quản trị IT và cách hệ thống có thể hoạt động với các tính năng tự động sao cho nó hầu như có thể tự bảo trì có lẽ là điểm tốt nhất mà chúng ta nên sớm tập trung vào khi thiết kế hệ thống. Một hệ thống mà khó sử dụng, khó bảo trì và không có khả năng mở rộng thì sẽ không thể thành công bất kể hiệu suất hoạt động hay các tính năng khác của nó ra sao. Cuối cùng, việc quản lý các hệ thống thân thiện môi trường (green systems) là một mối quan tâm lớn khi mà các trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây (cloud computing), và siêu điện toán đang được đẩy mạnh lên một tầm cao mới: khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong phạm vi rộng lớn nhằm đạt được hiệu suất cao nhất và tiện ích với ít năng lượng nhất là tính chất mang tính quyết định. Bài viết này hướng đến nhà thiết kế các hệ thống và kiến trúc sư giải pháp, những người có các giải pháp thành công trong việc thiết kế các hệ thống quản lý tài nguyên, dữ liệu, dịch vụ cho các hệ thống doanh nghiệp có qui mô có thể biến đổi.

Các từ viết tắt hay dùng
API: Giao diện lập trình ứng dụng (Application programming interface)
GUI: Giao diện đồ họa (Graphical user interface)
IP: Giao thức internet (Internet Protocol)
LAN: Mạng cục bộ (Local area network)
NAS: Lưu trữ nối mạng (Network attached storage)
RAID: Mảng dự phòng các đĩa độc lập (Redundant array of independent disks)
SAN: Mạng lưu trữ (Storage area network)
UI: Giao diện người dùng (User interface)
WAN: Mạng diện rộng (Wide area network)

Bài viết này là phần bốn trong loạt bài căn bản về kiến trúc cơ sở hạ tầng, nó cung cấp một cái nhìn khái quát về các khái niệm, các công cụ quản lý hệ thống phổ biến, các kỹ thuật quản lý tài nguyên doanh nghiệp mềm dẻo và việc quản lý các dịch vụ và dữ liệu. Việc quản lý thường được xem như là khả năng duy trì tính khả dụng của hệ thống và tính sẵn sàng sử dụng của dữ liệu cũng như các dịch vụ trên nền hạ tầng đó. Theo truyền thống, việc quản lý các hệ thống của doanh nghiệp thường được cung cấp bởi một nhóm IT thuộc một tổ chức có khả năng đảm bảo các tài nguyên, dữ liệu, và các dịch vụ là sẵn dùng, an toàn và được cấu hình đúng cách, có đủ chức năng và hiệu quả hoạt động tốt. Mục tiêu của việc tự động hóa dựa trên IT hết mức có thể là nhằm giảm sự quá tải và có thể mở rộng dữ liệu cũng như dịch vụ hướng đến một lĩnh vực nghiên cứu và phát triển quản lý được gọi là: điện toán tự trị (autonomic computing).

Ý tưởng về điện toán tự trị là thiết kế các hệ thống và các hệ thống con sao cho nó tự cấu hình, tự khôi phục, tự tối ưu và tự bảo vệ (self-CHOP). Dù cho dữ liệu và dịch vụ được làm theo phương pháp truyền thống hay thông qua cách tự động hóa, thiết kế một hệ thống cơ bản có thể quản lý được tài nguyên dự phòng, dữ liệu trùng lặp và các dịch vụ có qui mô thay đổi và có thể thực hiện việc di trú khi cần. Do đó, bài viết này tập trung vào những khả năng quản lý sẽ hỗ trợ cho cách tiếp cận quản lý theo phương pháp truyền thống hoặc tự động hóa. Việc thiết kế các hệ thống cho các doanh nghiệp ngày nay thường có qui mô têra (terascale) và đang hướng tới mức qui mô pêta (petascale): điện toán hiệu năng cao (HPC) đang xem siêu điện toán qui mô êxa (exascale) như là một thách thức lớn tiếp theo.

Bài viết thứ ba trong loạt bài này, "Các phương pháp thiết kế cho hệ thống có qui mô có thể thay đổi", tập trung vào tính có thể thay đổi qui mô của hệ thống. Rõ ràng, mục tiêu của các hệ thống doanh nghiệp có thể thay đổi qui mô từ têra lên đến pêta và êxa sẽ yêu cầu việc quản lý cơ sở hạ tầng được thiết kế cẩn thận, và từ các mục đích của điện toán tự trị, nó phải là đòn bẩy để tạo ra nguyên tắc cơ bản cho việc nghiên cứu tự động hóa quản lý.

Cấu hình của các hệ thống

Một giao diện cấu hình lý tưởng cho một hệ thống doanh nghiệp nên gồm có:
Ô cửa kính đơn: Trang giao diện này cung cấp thông tin cấu hình mức cao với khả năng khoan sâu xuống các mức thấp hơn để xem chi tiết.
Thẩm quyền cấu hình cơ sở dữ liệu và trạng thái: Thông tin cấu hình hệ thống sai hoặc lỗi thời là nguyên nhân làm máy bị treo, do đó hệ thống quản lý cần được lưu trữ cẩn thận và tự động so sánh cấu hình hiện tại với cấu hình được lưu trữ.

Truy cập từ xa một cách an toàn: Bởi vì hầu hết các hệ thống doanh nghiệp sẽ được triển khai theo nhu cầu tự nhiên, hoặc vì các yêu cầu kiểm thử khả năng chống chịu thảm họa, hoặc có thể giao diện sử dụng dùng qua internet, việc đảm bảo an ninh khi kiểm soát việc truy cập nhưng không cản trở những người truy cập hợp pháp là cần thiết.

Ghi lại sự thay đổi cấu hình và khả năng kiểm soát: Như đã lưu ý trong bài viết ở tập san IBM System Journal khái quát về việc quản lý dịch vụ IBM ("An overview of IBM Service Management") (xem tại Tài nguyên), có tới 80% thiếu sót chính của các hệ thống là lỗi thiếu khả năng quản lý lưu vết các thay đổi.
Việc thay đổi kích thước của tài nguyên cho phù hợp với sự thay đổi của qui mô: Trước tiên hãy suy nghĩ về sự cần thiết phải thay đổi mức tối thiểu các thời gian dịch vụ treo do quản lý sự thay đổi kém.
Thông báo sự thay đổi cấu hình: Tập trung thường xuyên vào các thông báo lỗi hệ thống hơn là thông báo sự kiện, nhưng việc kiểm soát các thay đổi là cần thiết để hiểu được tại sao nó lại xảy ra.

Mục tiêu của điện toán tự trị

Theo sát luật của Moore và sự thành công trong việc tính toán nguồn tài nguyên sẽ dẫn chúng ta từ điện toán qui mô giga sang qui mô têra, rồi đến qui mô pêta — và hứa hẹn rằng sẽ đến được điện toán qui mô êxa trong vòng vài thập kỷ tới. Cuối cùng thì điện toán sẽ được phát triển để mang dữ liệu và dịch vụ đến với người sử dụng và tự động hóa cuộc sống của con người trên mọi phương diện. Do đó, việc chỉ đơn giản tăng sự thay đổi của các tài nguyên điện toán chẳng có ích gì nếu chúng không được cấu hình đúng đắn, được tối ưu hóa, có khả năng sẵn sàng sử dụng và có khả năng phục hồi cũng như bảo mật. Ngày nay, có nhiều dữ liệu loại êxa bytes trên toàn thế giới, với nhiều hệ thống têra byte và pêta byte. Tương tự, siêu điện toán đã đạt được nhiều tài nguyên điện toán qui mô pêta có liên kết đến các lưới qui mô têra. Với các phương pháp truyền thống, các tài nguyên khổng lồ này không thể được sử dụng một cách có hiệu quả ngay cả khi chúng nắm giữ những điều hứa hẹn sẽ giúp nhân loại đối mặt với những thử thách về năng lượng, sự nóng lên của trái đất và phòng chữa bệnh dịch. Rõ ràng, khả năng quản lý và sử dụng những tài nguyên này ở mức qui mô êxa để cung cấp các dịch vụ hữu ích là một trong những thách thức lớn nhất mà các kiến trúc sư máy tính phải đối mặt ngày nay.

Các kỹ năng và năng lực: Cấu hình

Kỹ năng và năng lực yêu cầu đối với việc quản lý cấu hình doanh nghiệp rất rộng. Tuy nhiên, các yêu cầu tiêu biểu là:
SAN: Truy cập kho tài nguyên ở cấp độ khối (Block-level) thông qua một Fibre Channel, giao diện hệ thống máy tính (Internet small computer system interface - iSCSI), hoặc SCSI thông qua Infiniband.
NAS: Truy cập vào dữ liệu ở cấp độ tệp (File-level) thông qua một đầu NAS hoặc cổng ra vào NAS vào một nhóm các tệp trên máy chủ từ một máy trạm trên mạng.
Máy chủ: Một máy chủ dành cho các dịch vụ và các ứng dụng mà thường cung cấp một giao diện giữa các mạng IP doanh nghiệp và các kho lưu trữ.
Các mạng máy trạm: Trong nhiều trường hợp một mạng IP có thể chứa các liên kết dự phòng và đường đi khác nhau để một máy trạm truy cập vào vào các dịch vụ và các dữ liệu của doanh nghiệp.
Mạng các cụm máy chủ: Một mạng nội bộ tốc độ cao nối các máy chủ được dùng để mở rộng các dịch vụ và truy cập dữ liệu trong một nút hay một vị trí của doanh nghiệp.
Các mạng quản lý: Thông thường, một mạng diện rộng WAN an toàn và tốc độ thấp cho phép một đội IT doanh nghiệp kiểm soát, cấu hình và quản lý chung tất cả mọi thiết bị IT liên quan.
An ninh: Sự mã hóa trên mạng, xác thực người dùng, kiểm soát việc truy cập tài nguyên, kiểm soát việc truy cập dữ liệu và mã hóa tất cả các dữ liệu còn lại, bảo vệ tài nguyên khỏi sự phá hoại của tin tặc (ví dụ: tấn công từ chối dịch vụ [DoS], các vi rút, sâu, lừa đảo).
Sự ảo hóa lưu trữ: khả năng trừu tượng hóa về mặt vật lý các trạng thái, đĩa cứng, các thiết bị lưu trữ thành một bộ đĩa dung lượng có thể co dãn lên xuống và được ánh xạ nhờ sử dụng RAID, đồng thời cho phép các thiết bị có thể được tích hợp mà không cần viết lại các ứng dụng.
Các máy ảo(VMs): Sự co dãn của các nút tính toán sao cho nhiều thể hiện của hệ điều hành và nền ứng dụng có thể chia sẻ một máy chủ.
Sao lưu: Hoặc là với các bản sao ở xa, các kết xuất nhanh của bộ đĩa lưu trữ, hoặc việc quản lý vòng đời thông tin theo truyền thống, nơi mà dữ liệu được di trú từ mức truy cập cao (lưu trữ thể rắn hoặc đĩa) vào kho lưu trữ tốc độ truy cập thấp (băng từ).
Khắc phục thảm họa: Bản sao của các dịch vụ, dữ liệu và tài nguyên được đặt ở những nơi xa về mặt địa lý để bảo vệ dịch vụ hoặc dữ liệu khỏi sự mất mát nếu có động đất, hỏa hoạn, lũ lụt hoặc khủng bố xảy ra.
Việc ghi nhật ký: Mỗi một tài sản, một cái máy chủ chẳng hạn, nên có một nhật ký máy, một điều khiển lưu trữ, một máy trạm,... Khả năng điều phối và các nhật ký máy tương quan nên tồn tại ở mức doanh nghiệp.

Các công cụ và phương pháp kỹ thuật: Cấu hình

Một số lượng lớn các công cụ có thể sử dụng để tích hợp năng lực cấu hình của các thành phần và các hệ thống con. Trong các hệ thống doanh nghiệp, mỗi một thành phần hoặc hệ thống con đều bao gồm một số APIs và các giao diện dòng lệnh (CLIs) cũng như là giao diện đồ họa GUIs cho việc cấu hình các thành phần và hệ thống con đó. Khó khăn ở đây là việc tích hợp các khả năng quản lý của mỗi một thành phần vào một hệ thống quản lý doanh nghiệp thống nhất nhất và chặt chẽ. IBM đề xuất một số giải pháp, bao gồm việc quản lý dịch vụ và sản phẩm Tivoli® (xem Tài nguyên). Tương tự như vậy, cộng đồng mã nguồn mở cũng đề xuất một loạt các phương thức cho việc tích hợp các công cụ quản lý bao gồm các dịch vụ Web như SOAP và ngôn ngữ đặc tả các dịch vụ Web (WSDL), sao cho các APIs đang tồn tại có thể được tích hợp thành một giao diện quản lý và cấu hình dựa trên web phổ biến (xem Tài nguyên).

Bước đầu tiên là lập kế hoạch cẩn thận cho các hệ thống SAN, NAS, mạng các máy trạm, mạng quản lý, các hệ thống lưu trữ con, các máy chủ và một lược đồ dự phòng toàn diện, như chỉ ra trong hình 1, dựa trên việc nghiên cứu thật kỹ các tùy chọn tích hợp quản lý cho mỗi một hệ thống con hoặc một thành phần trong một hệ thống doanh nghiệp được quản lý tốt và có tính khả dụng cao.
Hình 1. Ví dụ về việc quản lý và cấu hình SAN với tính sẵn sàng cao (HA)


Tính khả dụng và khả năng tự làm lành của hệ thống

Các tài nguyên, dịch vụ, dữ liệu doanh nghiệp có thể chịu đựng một lượng lớn các lỗi. Với dữ liệu, lỗi có thể là bị mất dữ liệu, sự sai lạc dữ liệu do sửa đổi (ngầm hoặc công khai), các vấn đề về truy cập (hiệu suất hoặc sự mất liên kết tới các kho dữ liệu), và an toàn dữ liệu. Đối với các dịch vụ, lỗi có thể là lỗi lập trình, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, yếu về độ an toàn, thiếu khả năng truy xuất và cấu hình sai. Tương tự như vậy, tất cả các tài nguyên trong hệ thống có thể chịu đựng được các loại lỗi về phần cứng như là lỗi đĩa, về kết nối mạng, về nguồn điện, các thảm họa xảy ra ở trung tâm lưu trữ dữ liệu, hay đơn giản chỉ là các lỗi cấu hình.

Khái niệm tự làm lành hàm ý chỉ khả năng tự làm lành vết thương của con người, bằng việc tự tạo ra các tế bào từ các nguyên liệu thô. Sự "tự làm lành" vẫn đang vượt quá khả năng của công nghệ ngày nay (có lẽ là một mục tiêu nghiên cứu của công nghệ nanô). Vì vậy, tự làm lành có thể được hợp nhất vào trong hệ thống đòi hỏi sự quản lý tài nguyên, dữ liệu, dịch vụ dự phòng và sự dự phòng khác. Sơ đồ trong Hình 1 cung cấp một ví dụ về hệ thống lưu trữ con DS4800 của IBM và hệ thống các máy chủ IBM System x™ 3850 với giao diện kết nối tới mỗi hệ thống lưu trữ con bằng Fibre Channel nhưng cũng có thể kết nối từ xa đến bộ đĩa lưu trữ thông qua một mạng diện rộng iSCSI WAN. Trong hình 1, các bộ đĩa chính (từ P1 đến P8) được sao lưu bởi các bộ đĩa (từ M1 đến M8) sao cho nếu có bất kỳ một máy chủ hoặc nút lưu trữ nào bị sập, dữ liệu và dịch vụ có thể được truy cập thông qua bảy bộ đĩa còn lại. Sự sắp xếp này là một sơ đồ quản lý N+1 dự phòng cho dữ liệu, dịch vụ và các tài nguyên tính toán. Một sơ đồ N+1 sẽ cho phép nhóm IT thực hiện kế hoạch nâng cấp cần thiết khi thiết bị chính bị hỏng, nó cũng cho phép xử lý được các tình huống máy hỏng bất ngờ. Vì một lúc chỉ có một hệ thống có thể bị hỏng mà không làm cho dịch vụ bị ngắt nên đây là một thiết kế chịu lỗi đơn.

Các kỹ năng và năng lực: Thiết kế cho những hệ thống có tính sẵn sàng cao

Các thiết kế cho hệ thống có tính sẵn sàng cao có thể khác nhau phụ thuộc đáng kể vào mục tiêu là năm số 9 (số lần máy ngừng hoạt động mong muốn là nhỏ hơn năm phút mỗi năm) — nơi mà hệ thống không săn sàng theo nghĩa truy cập dịch vụ, tài nguyên, dữ liệu — hoặc nó không phải gặp một lỗi đơn (SPOF). Cấu hình trong Hình 1 có các máy chủ, đĩa lưu dữ liệu, hệ thống lưu trữ con dự phòng có thể được cấu hình cho các kết nối dự phòng (việc sử dụng các phần mềm quản lý đa đường dẫn cho SAN và cho mạng quản lý máy trạm) — với việc quản lý nguồn điện và nguồn điện dự phòng — và do đó có thể được xây dựng tốt hơn SPOF.

Rõ ràng là, đó là một cấu hình tốn kém, nhưng đó là cách tiếp cận tốt nhất cho các hệ thống doanh nghiệp không cho phép máy chết trong thời gian thực hiện việc bảo trì hoặc khi máy hỏng. Thay vì phải có cả một mô hình hệ thống con đầy đủ như mô hình đang hoạt động, nhiều hệ thống doanh nghiệp có thể có một vài mô hình SPOFs với năm số 9 và sẵn sàng cao hơn vì quản lý được sự dự phòng bên trong. Hệ thống lưu trữ con DS® 8000 của IBM không chỉ có thể được cấu hình với thiết kế có tính khả dụng cao no-SPOF mà còn bao gồm sự dự phòng nội bộ đáng kể, như được chỉ ra trong Hình 3, nơi mà tất cả các ổ đĩa đều có cổng đôi và chính các hệ thống lưu trữ con cũng có các điều khiển kép.

Loại dự phòng nội bộ này giúp tránh được việc phải dùng các hệ thống con theo kiểu bản sao đầy đủ. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, để tránh cả các thảm họa tự nhiên và sự khủng bố, vẫn cần một bản sao đầy đủ các dịch vụ, kho tài nguyên lưu trữ và tính toán, cũng như các bộ đĩa chứa dữ liệu để khắc phục thảm họa. Hình 2 chỉ ra một ví dụ khác về mô hình N+2 khắc phục thảm họa, khi mà có ba vị trí sao lưu các dữ liệu và các dữ liệu được truy xuất bởi máy trạm SAN. Trong mô hình 2 thì hai trong ba vị trí có thể bị sập mà các máy trạm SAN có thể truy cập được vào các bộ đĩa lưu trữ 1, 2, and 3 thông qua sự phối hợp của {P1, M2, M3}, {P2, M1, M3}, và {P3, M1, M2}. Mức dự phòng này còn tốn kém hơn, bởi vì dữ liệu được lưu dự phòng gấp 3 lần, nhưng vì thế, nó rất an toàn.
Hình 2. Ví dụ về N+2 bản sao dữ liệu cho việc khắc phục thảm họa


Công cụ và các phương pháp kỹ thuật: Tính khả dụng cao của hệ điều hành Linux

Việc quản lý các thiết kế hệ thống khả dụng cao giống như miêu tả trong Hình 1Hình 2 yêu cầu hoặc phải có sự giám sát IT cố định sao cho việc truy cập dữ liệu có thể thực hiện được cả khi có lỗi hoặc tự vượt qua lỗi khi các hệ thống bị sập. Thông thường, việc tự động vượt qua các lỗi được thực hiện bởi việc quản lý đa đường dẫn SAN hoặc NAS mà đã được cài trong máy chủ và việc kiểm soát các điều khiển lưu trữ. Hệ điều hành Linux® với khung làm việc có tính khả dụng cao (xem Tài nguyên) cung cấp một cách tiếp cận tuyệt vời để việc cấu hình các hệ thống dựa trên Linux sẽ tự động vượt qua các lỗi bằng việc sử dụng cơ sở hạ tầng Linux như là giao diện mạng IP và các thiết bị SAN ánh xạ đa đường dẫn.

Sự dự phòng nội bộ của DS8000, cùng với thiết bị sao chép dữ liệu từ xa cho việc khắc phục thảm họa cung cấp một khả năng không gì sánh bằng. Nên đầu tư vào đâu và như thế nào cho những tính năng này phụ thuộc vào nhu cầu về tính khả dụng của dịch vụ và việc bảo vệ dữ liệu. Trang Horison của Fred Moore (xem Tài nguyên) cung cấp một số cách nhìn sâu sắc về nguyên nhân gây ra sự cố và mất dữ liệu cũng như các chi phí liên quan. Khả năng quản lý dự phòng cũng nên được xem xét cẩn thận. Sự thuận lợi của việc dùng dự phòng nội bộ như được chỉ ra trong hình 3 của mô hình DS8000, là một cách quản lý đơn giản.
Hình 3 (từ loạt bài viết về IBM Redbook DS8000: Cấu trúc và cài đặt). Ví dụ về việc quản lý dự phòng nội bộ




Tối ưu và kiểm soát hệ thống

Một cách lý tưởng, các hệ thống có các đặc tính tự làm lành nên được kiểm soát bởi các ngoại lệ. Khi đó các nhân viên IT không cần dùng GUIs hoặc CLIs nữa. Hơn nữa, họ nhận được các thông báo thông qua thư điện tử, điện thoại di động hoặc tin nhắn, hoặc bằng một vài phương thức dị bộ khác sao cho họ có thời gian tập trung vào quản lý những thứ quan trọng hơn như cấu hình, lập kế hoạch cho việc mở rộng và tập trung vào các dịch vụ hơn là việc kiểm soát. Giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP) đề xuất một lựa chọn tuyệt vời cho việc kiểm soát từ xa và tự động của mạng diện rộng (WANs), mạng nội bộ (LANs), và SANs, cũng như các hệ thống máy chủ và lưu trữ con (xem Tài nguyên). Nhiều hệ thống được thiết kế cho SNMP và các thông tin quản lý được yêu cầu mô tả tài nguyên và kiểm soát hiệu năng hoạt động.

An toàn và bảo vệ hệ thống

Việc thảo luận đầy đủ về an toàn doanh nghiệp nằm ngoài phạm vi của bài viết này. Tuy nhiên, bạn sẽ tìm ra "những bài học thép" trong loạt bài viết về chủ đề này (xem Tài nguyên). Xu hướng mới trong an toàn là theo dõi việc mã hóa toàn bộ đĩa cũng như các dữ liệu trong đĩa. Nhiều mục tiêu của các hệ thống doanh nghiệp được quản lý tốt như khắc phục thảm họa lại tạo ra một lỗ hổng an ninh mới bởi vì về phương diện địa lý thì các tài nguyên được phân phối thông qua mạng, vì vậy việc lập kế hoạch an ninh nên được xem xét trong tất cả các pha thiết kế và quản lý.

Việc quản lý các hệ thống xanh

Các hệ thống xanh ngày càng trở nên quan trọng vì đã có các bằng chứng về sự thay đổi của khí hậu toàn cầu, giá năng lượng tăng cao, dự đoán về sự thiếu hụt nhiên liệu. Ngoài ra, năng lượng có thể hồi phục lại có giá quá cao so với năng lượng dùng một lần. Thường thì các tâm điểm đều được tính vào hiệu quả và tổng chi phí của người chỉ sở hữu doanh nghiệp. Một vài vấn đề quan trọng nhất cần được xem xét là:
  • Việc tiêu thụ năng lượng: Việc chọn hệ thống xanh giúp giảm rất nhiều chi phí, vì vậy hãy xem xét cẩn thận đến từng sự vào ra trên một oát (W), số gigabytes trên một oát, số triệu lệnh xử lý trong một giây trên một oát, và cả các tham số năng lượng khác nữa.
  • Sự nóng lên và sự làm mát: Nguồn điện sinh ra sức nóng và do đó phải làm lạnh trung tâm dữ liệu, việc đó làm tốn nhiều điện năng hơn. Đã có các phương pháp làm mát cao cấp bằng chất lỏng và có nhiều hệ thống xanh chạy mát hơn và tốn ít năng lượng hơn.
  • Loại bỏ những trang thiết bị lạc hậu: Lập kế hoạch tái sử dụng lại các hệ thống IT đã sử dụng.

Các hệ thống doanh nghiệp quản lý tốt là các hệ thống không có rủi ro: Nó yêu cầu phải nghiên cứu kỹ từ trước. Các hệ thống dễ dàng thay đổi qui mô với sự quản lý hệ thống con tốt và các tùy chọn cho việc tích hợp để quản lý sự thay đổi qui mô đó. Tuy nhiên, mục tiêu của siêu điện toán qui mô êxa không chỉ là kiểm tra khả năng thay đổi qui mô của tài nguyên, dịch vụ và dữ liệu mà còn kiểm tra cả sự quản lý nữa.
    Blogger Comment
    Facebook Comment