Chúng ta đều biết, động từ là từ dùng để diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Trong tiếng Anh, động từ “to be” là một động từ đặc biệt bởi nó hoàn toàn không giống những động từ khác về cách sử dụng cũng như cách cấu tạo ở các thì.
Có lẽ cũng vì lí do đó mà “to be” luôn được giới thiệu tách biệt với những động từ khác trong hầu hết các giáo trình dạy tiếng Anh mỗi khi dạy về các thì của động từ, đồng thời “to be” còn được dạy ngay ở những bài đầu, buổi học đầu tiên. Điều này khiến các giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc diễn đạt, giải thích sao cho sinh viên hiểu động từ “to be” là gì bởi đôi khi không tìm được từ tiếng Việt tương ứng. Có thể nói, để hiểu đúng về động từ “to be” và sử dụng động từ “to be” như thế nào cho hiệu quả thì không phải là dễ, đặc biệt là đối với người mới học tiếng Anh. Thực tế, nhiều sinh viên thấy bối rối, học hết cả giáo trình rồi mà vẫn không thuộc cách chia động từ “to be” ở thì hiện tại đơn hay không sử dụng đúng động từ này trong những câu tưởng như đơn giản nhất. Những câu hỏi thường được các bạn đặt ra là:
- “to be” mang những nghĩa gì?
- Cấu tạo của “to be” ở các thì khác với các động từ khác như thế nào?
- Khi nào dùng “to be” và khi nào dùng động từ mà không có “to be”
- Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ “to be”, ta có thể đặt được những câu như thế nào?
- Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ “to be”, ta có thể đặt được những câu như thế nào?
- Những từ loại nào thường đứng sau “to be”?
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc phải nắm được cấu tạo của “to be” ở các thì, ý nghĩa, vai trò và chức năng của “to be” trong câu tiếng Anh còn phải biết những ý nghĩa và cách dùng đặc biệt của “to be” khi kết hợp với một số từ loại khác trong tiếng Anh đồng thời khi tiếng Anh của bạn ở mức độ cao hơn thì các bạn còn phải nhớ được những thành ngữ có sử dụng động từ “to be”.
Về tổng quan, động từ “to be” được tồn tại ở những dạng sau:
- be (thể nguyên mẫu)
- am/is/are (thể hiện tại )
- was/ were (thể quá khứ)
- being (thể hiện tại tiếp diễn)
- been (quá khứ phân từ)
1. Xét về mặt ngữ pháp, có thể nói: “to be” là động từ cơ bản nhất trong tiếng Anh nhưng lại là một động từ đặc biệt bởi “to be” vừa có thể làm động từ chính (Principal verb) trong câu, vừa có thể làm trợ động từ (auxiliary verb).
1.1 “to be” làm động từ chính trong câu (principal verb)
Khi “to be” làm động từ chính trong câu thì nó cũng được chia ở các thì, tuy nhiên lại có hình thức cấu tạo đặc biệt, không theo qui tắc của động từ thường (ordinary verb).
Dưới đây là cấu tạo của động từ “to be” ở một số thì thông dụng:
1.1.1. Thì hiện tại đơn của “to be” (The Present simple Tense of “to be”)
Trong thì hiện tại đơn, “to be” có tất cả 3 biến thể là: am/is/are và có dạng rút gọn là: am = ’m ; is = ’s ; are = ’re
Ta dùng các biến thể đó tương ứng với chủ ngữ nhất định, như sau:
* am: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I
I am... (viết tắt =I'm...)
* is: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào
She is ... (viết tắt = she’s ...)
* am: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I
I am... (viết tắt =I'm...)
* is: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào
She is ... (viết tắt = she’s ...)
He is ... (viết tắt = he’s...)
It is... (viết tắt = It’s ...)
The cat is …
Maria is …
* are: Dùng cho chủ ngữ là “you, we, they” và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào
You are ... (viết tắt =You’re ...)
You are ... (viết tắt =You’re ...)
We are ...(viết tắt = We’re ...)
They are ...(viết tắt = They’re...)
You and I are …
The dog and the cat are ...
Công thức Thì Hiện Tại Đơn của động từ “TO BE”:
+ Thể khẳng định:
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ
+ Thể khẳng định:
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ
Ví dụ:
I am a teacher. (Tôi là giáo viên).
I am a teacher. (Tôi là giáo viên).
He is a student. (Anh ấy là sinh viên)
She is a singer. (Cô ta là ca sĩ)
We are in class (Chúng tôi ở trong lớp học)
They are from France (Họ đến từ Pháp)
- Thể phủ định:
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + NOT + Bổ ngữ
Cách viết tắt: I am not = I'm not ; Is not = Isn’t ; Are not = Aren’t
Cách viết tắt: I am not = I'm not ; Is not = Isn’t ; Are not = Aren’t
Ví dụ:
He isn’t handsome. (Anh ấy không đẹp trai)
You aren’t stupid. (Bạn không có ngu)
Thể nghi vấn: (là một câu hỏi):
- (Am / Is / Are) + Chủ ngữ + Bổ ngữ?
- (Am / Is / Are) + Chủ ngữ + Bổ ngữ?
-Yes, chủ ngữ + (am/is/are)
- No, chủ ngữ + (’m not / isn’t / aren’t)
* Lưu ý: Với câu trả lời ngắn, khi dùng “Yes” thì sau chủ ngữ phải dùng dạng đầy đủ của “to be” là “am/is/are”. Còn với câu trả lời “No” thì sau chủ ngữ lại dùng dạng rút gọn (’m not/ isn’t/aren’t)
Ví dụ: - Are you at home today? (Hôm nay bạn ở nhà à?)
- Yes, I am.
- No, I’m not.
1.1.2 Thì quá khứ đơn của “to be” (The past simple tense of the verb “tobe”)
Hình thức quá khứ đơn của “to be” là: “was” và “were”.
Trong đó “was” kết hợp với chủ ngữ ở số ít còn “were” đi theo chủ ngữ ở số nhiều.
Thể khẳng định: (I/he/she/it/các danh từ số ít) + was + bổ ngữ
(You/ we/ they/ danh từ số nhiều) + were + bổ ngữ
Ví dụ:
Yesterday I was at home. (Hôm qua tôi đã ở nhà)
My father was in Paris last year. (Năm ngoái bố tôi đã ở Pari)
My father was in Paris last year. (Năm ngoái bố tôi đã ở Pari)
It was hot two days ago. (Hai ngày trước trời nóng)
He was a teacher ten years ago. (Ông ấy đã làm nghề dạy học 10 năm về trước.)
They were in Tokyo last year. (Họ đã có mặt ở Tokyo hồi năm trước.)
Thể phủ định: Chủ ngữ + (was/were) + NOT + bổ ngữ
They were in Tokyo last year. (Họ đã có mặt ở Tokyo hồi năm trước.)
Thể phủ định: Chủ ngữ + (was/were) + NOT + bổ ngữ
Dạng rút gọn: was not = wasn’t ; were not = weren’t
Ví dụ:
Ví dụ:
He wasn't a teacher ten years ago. (Ông ấy không phải làm nghề dạy học 10 năm về trước.)
They weren't in Tokyo last year. (Họ đã không có mặt ở Tokyo hồi năm trước.)
Thể nghi vấn: - (Was/were) + Chủ ngữ + bổ ngữ?
- Yes, Chủ ngữ + (was/were).
- No, Chủ ngữ + (wasn't/weren't).
Ví dụ:
- Was he in Japan last summer? (Anh ấy đã có mặt ở Nhật Bản mùa hè năm trước phải không?)
- Yes, he was. (Vâng, phải.)
- No, he wasn't. (Không, không phải.)
- Yes, Chủ ngữ + (was/were).
- No, Chủ ngữ + (wasn't/weren't).
Ví dụ:
- Was he in Japan last summer? (Anh ấy đã có mặt ở Nhật Bản mùa hè năm trước phải không?)
- Yes, he was. (Vâng, phải.)
- No, he wasn't. (Không, không phải.)
1.1.3. Thì hiện tại hoàn thành của “to be” (The present perfect of the verb “to be”)
+ Thể khẳng định: Chủ ngữ + have/has + been
Ví dụ: I’ve been to Paris twice. (Tôi đã từng đến Pari hai lần)
- Thể phủ định: Chủ ngữ + (have/has) + not + been
Ví dụ: My mother hasn’t been to Hanoi. (Mẹ tôi chưa tùng đến Hà nội).
* Thể nghi vấn: - Have/ has + Chủ ngữ + (ever) + been ….?
-Yes, Chủ ngữ + have/has.
- No, chủ ngữ + haven’t/ hasn’t.
Ví dụ: - Have you ever been to China? (Bạn đã từng đến Trung quốc chưa?)
- Yes, I have. (Tôi đến rồi)
- No, I haven’t. (Tôi chưa)
1.1.4. Thì tương lai đơn của “to be”. (The Simple Future of the verb “to be”)
+ Thể khẳng định: Chủ ngữ + will/shall + be
Ví dụ: I will be a doctor in 2020. (Vào năm 2020 tôi sẽ là một bác sĩ)
- Thể phủ định: Chủ ngữ + will/shall + not + be
Ví dụ: She will not be present at the banquet tomorrow night. (Cô ấy sẽ không có mặt tại bữa tiệc tối mai đâu)
* Thể nghi vấn: Will/Shall + chủ ngữ + be …?
1.1.5. Thì tương lai gần của động từ “to be” (The near future of the verb “to be”)
+ Thể khẳng định: Chủ ngữ + am/is/are + going to + be
Ví dụ: My sister is going to be a nurse (Em gái tôi sắp làm y tá)
- Thể phủ định: Chủ ngữ +am/is/are + not + going to + be
Ví dụ: My son isn’t not going to be a bad citizen (Con trai tôi sẽ không là một công dân tồi)
* Thể nghi vấn: - Am/Is/Are + chủ ngữ + going to + be …?
- Yes, Chủ ngữ + am/is/are.
- No, chủ ngữ + ’m not/isn’t/aren’t.
Ví dụ: Are you going to be a teacher? (Bạn sẽ làm giáo viên à?)
- Yes, I am.
- No, I’m not.
1.2 “To be” làm trợ động từ (Auxiliary verb)
Trợ động từ là động từ giúp lập thành các thì, cách, thể của một động từ khác gọi là động từ chính (Principal verb)
1.2.1 “To be” được dùng làm trợ động từ trong các thì tiếp diễn (Progressive tenses):
- Thì hiện tại tiếp diễn (The present continous tense)
Chủ ngữ + (am/is/are) + V(ing)
Ví dụ: We are learning English now.
- Thì quá khứ tiếp diễn (The past continous tense)
Chủ ngữ + was/were +V(ing)
Ví dụ: He came when I was watching TV yesterday.
(Hôm qua anh ấy đến khi tôi đang xem tivi)
1.2.2. “To be” đứng trước quá khứ phân từ II trong cấu trúc bị động (The pasive voice)
Chủ ngữ + (to be) + Past Participle
Ví dụ: The house is being knocked down (Ngôi nhà đang bị phá đổ)
The book was found under the table. (Quyển sách được tìm thấy ở dưới bàn)
1.3. “To be” làm động từ nối (Linking Verb)
Chủ ngữ +(to be) + adj
Chủ ngữ +(to be) + adj
Ví dụ: He is very young. (Anh ta trẻ lắm.)
2. Xét về phương diện ngữ nghĩa, động từ “to be” gây khó ở chỗ đôi khi trong tiếng Việt không có khái niệm tương đương. Khi giới thiệu động từ này, giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong việc diễn đạt, giải thích sao cho học sinh hiểu động từ "to be" là gì. Về phía học sinh cũng thường không hiểu động từ đó được sử dụng để làm gì, có tác dụng gì trong câu.Vậy, để giải quyết vấn đề này, ta hãy đơn giản hóa bằng cách sử dụng “to be” theo 5 nghĩa thông dụng sau:
1) LÀ :
(Khi phía sau là một danh từ): Be + (Noun) / (Adj)
(Khi phía sau là một danh từ): Be + (Noun) / (Adj)
Trong trường hợp này, “to be” có vai trò làm động từ nối và được sử dụng để giới thiệu tên, nghề nghiệp,… củangười, hoặc định danh vật.
Ví dụ: She is an actress (Cô ấy là một diễn viên)
I am a doctor. ( tôi là một bác sĩ)
They are my pen frends. (Họ là những người bạn học của tôi
2) THÌ :
(Khi phía sau là tính từ) : Be + Adj
(Khi phía sau là tính từ) : Be + Adj
Trong trường hợp này, “to be” có vai trò làm động từ nối và được sử dụng để mô tả đặc điểm hoặc tính chất, trạng thái của một người, vật, hoặc sự kiện trong hiện tạihoặc cho người nghe biết thêm thông tin.
Ví dụ: I am tall. (tôi thì cao)
She is beautiful. (cô ấy thì đẹp)
Ví dụ: I am tall. (tôi thì cao)
She is beautiful. (cô ấy thì đẹp)
The Earth is ground (Trái đất có hình tròn)
Life is unfair (Cuộc sống vốn không công bằng)
Tuy nhiên trong tiếng Việt chữ “thì” đôi khi được lược bỏ đi.
Ta có thể nói: cô ấy thì đẹp” hay “cô ấy đẹp” cũng như nhau.
Ta có thể nói: cô ấy thì đẹp” hay “cô ấy đẹp” cũng như nhau.
Trong những ví dụ ở trên, rõ ràng “am”,”is”,”are” là động từ, vì thế không có tân ngữ, nhưng chúng không diễn tả một ý nghĩa gì rõ rệt và cần phải có những từ “doctor”, “pen friends”, “beautiful” … để bổ nghĩa. Cho nên trong một số trường hợp, ta có thể gọi “to be” là động từ khiếm nghĩa (Verb of Incomplet Predication); những từ đi theo dùng để làm cho ý nghĩa đầy đủ gọi là bổ ngữ (Complement) hoặc cũng có thể gọi “to be” là động từ quan hệ (Linking Verb).
3) Ở/ có mặt:
(Khi phía sau là một nơi chốn): Be + Adv/Prep
3) Ở/ có mặt:
(Khi phía sau là một nơi chốn): Be + Adv/Prep
- (To be in a place or located): Định vị hoặc xác định một vị trí.
Ví dụ: The food is on the table (Thức ăn ở trên bàn)
I have been in this country before. (Trước đây tôi đã ở nước này.)
- (To remain in a place): Để, ở lại, giữ lại hay duy trì một địa điểm nào đó.
Ví dụ: We are here till Newyear Eve. (Chúng tôi ở đây tới giao thừa)
Cấu trúc này còn mô tả một điều gì đó, xảy ra ở một thời điểm hoặc nơi chốn.
Ví dụ: The party is on Sunday evening. (Bữa tiệc diễn ra vào tối chủ nhật)
Hoặc cũng có thể dùng để diễn tả một sự tham gia sự kiện hoặc một ai đó đã đến được nơi mình từng đến.
Ví dụ: My father will be here soon.
4) BỊ / ĐƯỢC :
(Dùng cho thể bị động): Be + Past Participle
Ví dụ: This house was built in 1895 by my grandfather : căn nhà đựơc ông tôi xây năm 1895.
(Dùng cho thể bị động): Be + Past Participle
Ví dụ: This house was built in 1895 by my grandfather : căn nhà đựơc ông tôi xây năm 1895.
I’m often invited to parties after work: Sau giờ làm việc tôi thường được mời đi dự tiệc.
5) ĐANG :
(Đi với động từ thêm “ing”): Be + V(ing)
Ví dụ: I am learning English at the moment. : Hiện giờ tôi đang học tiến Anh.
5) ĐANG :
(Đi với động từ thêm “ing”): Be + V(ing)
Ví dụ: I am learning English at the moment. : Hiện giờ tôi đang học tiến Anh.
My parents are watching Television now: Bây giờ bố mẹ tôi đang xem tivi.
*Trong những trường hợp khác, “to be” còn được gọi là “thực động từ” (Full Verb) bởi nó cũng có nghĩa riêng của chính nó. Chẳng hạn “Be” có nghĩa:
- tồn tại, sống
Ví dụ: To be or not to be, that is a question. (Sống hay chết đây, đó là vấn đề).
By the time the letter reached them their sister had ceased to be (= die)
(Vào thời điểm lá thư tới tay họ thì chị gái của họ đã chết.)
- xảy ra
Ví dụ: Can such things be? (Những điều như thế có thể xảy ra được sao?)
- đến
Ví dụ: We were there in time (Chúng tôi đã đến đó kịp thời)
He has been to London twice (Anh ta đã đến Luân đôn hai lần).
- có ( Dùng với “There”)
(There) is/are + (Noun)
(To exist or present)Thể hiện sự tồn tại, hiện hữu của sự vật, sự việc một cách tự nhiên. Ta thường dịch sang tiếng Việt là : “ Có cái gì … ở đâu…)
Ví dụ: There is a cat in the kitchen (Có một con mèo ở trong bếp / Trong bếp có một con mèo)
There are some books on the table (Có vài cuốn sách ở trên bàn / Trên bàn có vài cuốn sách)
There aren’t many buses in the city. (Trong thành phố không có nhiều xe buýt)
* Ngoài ra, “to be” còn có rất nhiều những cách dùng khác như:
- Be + to + Infinitive (diễn ý)
+ (What happened later) Dùng để diễn tả một điều đã diễn ra sau đó.
Ví dụ: She was to regret that decision for the rest of her life.
+ sự xếp đặt ( dùng trong văn phong trịnh trọng để nói về kế hoạch và sự xếp đặt, đặc biệt khi họ là viên chức)
Ví dụ: The US President is to visit Vietnam next month. (Tổng thống Mỹ sẽ thăm VN tháng tới)
We are to meet at 8 o’clock. (Chúng tôi hẹn gặp nhau lúc 8 giờ).
+ dự định tương lai trong quá khứ, dùng hình thức quá khứ.
Ví dụ: I was to go to France, but I changed my mind. (Tôi dự định đi Pháp nhưng tôi đã đổi ý.)
+ Dự định
Ví dụ: They are to be married next Sunday. (Họ sẽ thành hôn vào chủ nhật tới)
+ Mệnh lệnh (do một người thứ ba yêu cầu)
(What must be done) Nói về một điều bắt buộc, thay vì dung “must”
Ví dụ: You are to report this to the police (Anh phải thông báo điều này cho cảnh sát)
You are to go home at once. (Anh phải về nhà ngay)
Trong trường hợp này nên so sánh với “must”:
Ví dụ: You must go home at once (cũng với nghĩa đó nhưng do người nói yêu cầu)
+ Sự cần thiết
Ví dụ: We are to improve our methord. (Chúng ta cần phải cải tiến phương pháp của chúng ta.)
The doctor said I was to take the medicine twice a day. (Bác sĩ nói tôi phải uống thuốc mỗi ngày hai lần.)
- Be + to + Passive Infinitive (Chỉ khả năng có thể)
Ví dụ: What is to be done? (Có thể làm gì đây?)
Where is he to be found? (Có thể tìm hắn ở đâu?)
- Am/is/are + about to + Infinitive (Chỉ một sự việc sẽ xảy ra trong một tương lai gần.)
Ví dụ: Maria is about to have a baby, I hear. (Tôi nghe nói Maria sắp có con)
The ship is about to sail. (Tàu sắp nhổ neo).
- It is/was + Adj / Noun
(Used when you are describing a situation or saying what you think about it). Cấu trúc này dùng khi ta mô tả một tình huống hay mô tả một cảm nhận cá nhân.
Ví dụ: It was very cold in Ha noi last winter. (Thời tiết ở Hà nội mùa đông năm ngoái rất lạnh)
It would be a shame if he left you (Nếu anh ta bỏ bạn thì thật đáng xấu hổ)
Cấu trúc này cũng dùng để nói về thời gian.
Ví dụ: It’s half past one. (Một rưỡi rồi)
- Be + everything, nothing, ect.
(Used to say how important something is to somebody). Dùng để nói về tầm quan trọng của một cái gì đó đối với một người.
Ví dụ: Money isn’t everything (Tiền bạc không phải là tất cả)
Beauty is nothing to him (Sắc đẹp không là gì đối với anh ta)
- Be + mine, yours, etc.
(Used to say who something belongs to or who it is intended for). Dùng để diễn tả một sự thuộc về hay diễn tả một dụng ý hay một sự thật có từ trước)
Ví dụ: This money is yours (Tiền này là của bạn đấy)
That beautiful house is mine (Ngôi nhà đẹp kia là của tớ đấy)
- If sb/it were to do sth … (Nếu … thì …)
Ví dụ: If we were to agree, would you stay? (Nếu chúng tôi đồng ý thì anh có ở lại không?)
If I were to refuse they’d be very annoyed. (Nếu tôi mà từ chối thì họ sẽ rất bực đấy.)
- Were sb/it to do sth … (Nếu … thì …)
Ví dụ: Were my parents to go away, would you come?
(Nếu bố mẹ tôi đi vắng thì anh có tới không?)
Cuối cùng là những thành ngữ với động từ “to be”.
(Idioms with phrasal verb “to be”).
1/ Be at something: Bận làm một việc gì đó.
Ví dụ: He's been at his essay all night.
(Anh ta đã dành cả đêm dể viết bài tiểu luận).
I’ll be at it all day tomorrow.
(Ngày mai tôi sẽ rất bận đấy).
To be at it: Idiom (Thành ngữ):
Diễn tả một hành động xấu, như là cãi nhau hoặc đánh nhau.
Ví dụ: The kids are at it again.
(Lũ trẻ lại đánh nhau nữa rồi).
2/ Be back: Trở về
Ví dụ: She was glad when her children were back.
(Cô ấy mừng khi các con trở về)
3/ Be around/abound : Quanh quẩn đâu đây.
Ví dụ: You should find the gardener somewhere around.
(Bạn nên tìm một người làm vườn ở quanh quẩn đây)
4/ Be along: Đến nơi.
Ví dụ: I’ll be along at about there. ( Tôi sẽ đến nơi vào khoảng 3 giờ)
5/ Be out: Đi vắng
Ví dụ: Maria is out. She will return at six o’clock.( Maria đi vắng rồi. Cô ấy sẽ trở lại lúc 6 giờ).
6/ Be out for: Cố gắng đạt được
Ví dụ: He’s all out for the prize. (Cô ấy cố gắng đạt được giải thưởng).
7/ Be on: Xảy ra (dành cho các cuộc trình diễn đủ loại).
Ví dụ: The film we want to see isn’t on tonight. (Bộ phim chúng tôi muốn xem không chiếu tối nay)
8/ Be over: Kết thúc (dành cho các cuộc trình diễn đủ loại)
Ví dụ: The class is over. (Lớp học kết thúc rồi)
9/ Be through with: Làm xong, kết thúc việc gì.
Ví dụ: You can have this book when I’m through with it. (Bạn có thể có cuốn sách này khi tôi đọc xong nó)
10/ Be off: Khởi hành/ Hủy bỏ
Ví dụ: What time are you off tomorrow? (Ngay mai mấy giờ anh khởi hành?)
The party is off because of the rain. (Bữa tiệc bị hủy bởi trời mưa)
11/ Be up to: Tính kế, mưu mẹo làm gì/ Có khả năng làm gì.
Ví dụ: What are the children up to now?(Bây giờ lũ trẻ đang tính kế gì thế nhỉ?)
I’m afraid none of you are up to doing this exercise. (Tôi sợ không ai trong các bạn có khả năng làm bài tập này.)
12/ Be up: Hết giờ/ Xảy ra/ Tăng, gia tăng.
Ví dụ: Our time is up at six o’clock.
What’s up?
The cost of living is up again.
13/ Be behind with: Thụt lùi.
Ví dụ: He is behind with his English.
14/ Be down: Được viết.
Ví dụ: You may not believe it, but it’s down here in black and white15. To be after sth: Cố gắng lấy được cái gì đó hoặc cố gắng đạt được điều gì đó.
Ví dụ: Several people in the office are after the same job.
(Một vài người trong văn phòng đang cố gắng làm chung một công việc).
16. To be at sb: Cố gắng thuyết phục một ai làm một việc nào đó, bằng việc nói liên tục và làm phiền người đó.
Ví dụ: She has been on at her son to go to the dentist, but he won’t.
(Bà ấy đang cố gắng dắt đứa con trai đi nha sĩ, nhưng nó không chịu đi).
Synonym (Từ đồng nghĩa): to nag sb; to be/go/keep on at sb.
17. Do+ be + adj/noun: Dùng để nhấn mạnh
Ví dụ: Do be careful, pleased! (Làm ơn cẩn thận giùm)
Do be quiet, for God sake! (Yên đi, vì Chúa)
18. Don’t + be + Adj/Noun: Để khuyên hay ra lệnh cho ai.
Ví dụ: Don’t be afraid. (Đùng sợ)
Don’t be a fool (Đừng là kẻ khờ dại)
Trong câu xác định chỉ dùng “be”
Ví dụ: Be careful! (Cẩn thận!)
19. Be off to a bad start: Cảm giác không tốt với sự khởi đầu.
20. Be sick: Ốm, hoặc cảm thấy kinh tởm
21. Be so: Đúng, rất chính xác
22. Fit to be tied: Rất tức giận
23. Be used to something: Quen với gì đó
24. Be the case: Đúng
25. Be that as it may: Cho dù nó đúng
26. Be swimming in something: Có rất nhiều
27. A force to be reckoned with: Khỏe, nhiều quyền lực.
28. To be on track : Đang làm theo kế hoạch
29. To be in the red: Không có đủ tiền để bù vào khoản đã chi ra
30. To be broke: Phá sản, hết tiền
31. To be in the black: Kiếm được nhiều hơn tiêu
32. To be out of date: Hết hạn sự dụng
33. To be up to date: Được cập nhật
34. To be out of woods: An toàn vượt qua 1 trường hợp khó khăn nào đó
35. To be (just) about to: Định làm 1 việc nào đó
36. Be a million miles away: Ở xa, cảm thấy ở rất xa
37. Be off on the wrong foot: Sự khởi đầu không tốt, bắt đầu bằng 1 cách không được tốt
Với những kiến thức trên, mong các bạn phần nào hiểu thêm và sử dụng tốt động từ “to be”. Chúc các bạn thành công!
Tài liệu tham khảo:
1. Raymond Murphy. English Grammar in use . HCMC Publishing house, 1994.
2. Micheal Swan. Basic English Usage - Cách sử dụng từ trong tiếng Anh. HCMC Publishing house,1999.
3. Siedle, Jennifer and Mc Mordie, W. Pocket English Idioms. HCMC: Youth Publishing House, 1994.
4. Mc Carthy, M. and O’Dell, Felicity. Vocabulary in use. Great Britain: Cambridge University Press,1995.
5. Swan, Michael. Practical English Usage. Oxford University Press, 1980.
6. Thomas, B.J. Advanced Vocabulary & Idiom. HCMC Publishing House, 1994.
7. Eckeyrsley, G.E. Essential English. Great Britain: The Darien Press Ltd, 1958.
8. Cambridge Advanced Learner’s Dictionary (online)
Bài: Thanh Huyền (GV Khoa NN&VHQT)
Blogger Comment
Facebook Comment