Powered by Blogger.

CÁCH CHỌN VÀ KẾT NỐI VỚI MỘT MINING POOL BITCOIN

Việc khai thác coin đơn lẻ (mặc dù đôi khi có lợi hơn) thường không phải là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các thợ mỏ. Khi khai thác coin đơn lẻ, bạn phải làm tất cả các công việc một mình, đồng nghĩa là bạn sẽ nhận phần thưởng của toàn bộ khối khai thác được. Vấn đề là việc này cũng mang nhiều yếu tố may rủi, nếu hashpower của bạn không đủ cao, thì bạn sẽ không bao giờ có được phần thưởng. Tuy nhiên với mining pool, yếu tố may rủi sẽ bị loại bỏ, nên bạn sẽ nhận được phần thưởng tương ứng với công sức mà bạn bỏ ra.
Nếu bạn quyết định tham gia vào Mining pool Bitcoin/ Altcoin, có một vài yếu tố cần tính đến là phương thức phân chia tiền thưởng và khoản phí cho việc quản lý pool. Ngoài ra, pool cũng cố gắng ngăn chặn gian lận của các thợ mỏ – trong trường hợp họ đổi pool.
Và hôm nay, chúng tôi muốn cung cấp cho bạn một số khía cạnh của mining pool, hy vọng rằng những điều này sẽ giúp bạn lựa chọn một mining pool tốt nhất phù hợp với nhu cầu của bạn.
Bạn có thể tham khảo danh sách mining pool theo link: https://www.cryptocompare.com/mining/#/pools.

Phí

Các khoản phí thay đổi theo phương thức phân bổ thanh toán mà mining pool hoạt động và xác định phía nào đang giả định rủi ro – những thợ mỏ hay nhà điều hành mining pool. Nếu nhà điều hành mining pool giả định rủi ro thì mức phí cao hơn, còn nếu các thợ mỏ giả định rủi ro thì mức phí sẽ thấp hơn.
Mức phí dao động từ 0% – 4%. Mức phí tiêu chuẩn cho các mining pool thường là 1%, do đó nếu bạn thấy pool nào có mức phí cao hơn, bạn nên kiểm tra lại phương thức thanh toán và các tính năng khác của nó. Nếu có một pool nào có các tính năng và phương thức thanh toán tương tự nhưng với mức phí nhỏ hơn, thì đây là một lựa chọn hoàn hảo.
Đôi khi sẽ có một số pool không thu phí. Điều này rất không bình thường và có khả năng pool này là một pool mới, không nhận được sự quan tâm thu hút từ khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế có một số pool được tài trợ và có những phương thức khác, nếu áp dụng mức phí 0%, bạn nên lưu ý về bất kỳ sự thay đổi nào về sau.

Hệ thống thanh toán

Mô hình chung của các nhà điều hành mining pool giả định tất cả các rủi ro là khi họ đảm bảo một khoản thanh toán cho mỗi proof of work – hoặc giải pháp tiềm năng hash mà máy đào của họ cung cấp. Ví dụ nếu tổng mạng lưới có 100GH, mining pool sử dụng phương thức Pay Per Share (PPS) có tỷ lệ băm là 10GH, và phần thưởng khối là 25 Bitcoin, suy ra lợi nhuận kì vọng là 2,5 Bitcoin cho mỗi khối.
Pool vẫn sẽ trả tiền cho thợ mỏ kể cả khi pool của họ không khai thác được khối, có nghĩa là nhà điều hành pool sẽ giả định rủi ro cho các khoản thanh toán gộp, và đó là lý do tại sao các mức phí càng về sau cao hơn khoảng 10%. Thợ mỏ sau đó sẽ chỉ nhận được lợi nhuận kì vọng là 2.25 Bitcoin cho mỗi khối phân phối được tương ứng bằng lượng hashpower mà họ đóng góp.
Khi các thợ mỏ là phía giả định rủi ro, mức phí nhìn chung sẽ thấp hơn nhưng thay vào đó, họ có nguy cơ không thể xử lý khối trong một khoản thời gian dài và không được nhận tiền công Bitcoin.
Sẽ có nhiều phương pháp khác nhau với mục đích giữ cho hashpower của pool được ổn định.
– Phương pháp Tỷ lệ – Proportional: là phương pháp đơn giản nhất, phần thưởng được phân chia theo tỷ lệ hashpower đóng góp tương ứng của các thợ mỏ vào khối.
– Phương pháp Pay Per Last N Shares (PPLNS): là phương pháp nhìn vào các cổ phần N cuối cùng thay vì là khối cuối cùng. Phương pháp này giúp cho các nhà điều hành vẫn nhận được lợi nhuận trong trường hợp họ mất kết nối vì một lý do nào đó. Ví dụ họ đóng góp đa số Bitcoin vào 1-6 khối, nhưng phần thưởng lại được tìm thấy ở khối thứ 7 trong pool, lúc này vì lý do nào đó, họ bị mất kết nối thì họ vẫn đủ điều kiện cho các khoản thanh toán phụ thuộc vào thời gian của N.
Có một số phát minh và biến thể khác đã được thực hiện, như phương pháp DGM (Double Geometric Metho) – phương pháp hình học đôi, nhà điều hành nhận được khoản thanh toán trong vòng ngắn và trả lại trong thời gian dài hơn. Gần đây, khi mà các proof of work được cấp phát với tỷ lệ chiếm trọng số cao hơn, thì vẫn có một số cách giúp các nhà điều hành vẫn hội đủ điều kiện nhận được lợi nhuận.
Một số pool có phí phụ thu trên cơ sở phương pháp PPS (Pay Per Share), nhìn chung mức phí sẽ dao động từ 0% đối với các phương pháp quản lý pool Proportional & PPLNS đến 10% đối với phương pháp PPS. Có một số pool cung cấp khả năng đào hợp nhất với các coin SHA-256 khác cũng như là các pool Scrypt cho phép khách hàng đào hợp nhất với các cryptocurrency phổ biến Dogecoin và Litecoin.
Qua thời gian, nhiều hệ thống thanh toán đã phát triển nhanh chóng. Hầu hết các pool altcoin sử dụng hệ thống thanh toán Prop hoặc PPLNS. Dưới đây là một số phương pháp thanh toán phổ biến:
  • CPPSRB – Capped Pay Per Share with Recent Backpay: là phương pháp Thanh toán trên mỗi cổ phần được chia sẻ với Trả trước gần đây.
  • DGM – Double Geometric Method: phương pháp hình học đôi, là sự kết hợp giữa PPLNS và các kiểu thưởng hình học mà nhà điều hành có thể gặp một số rủi ro. Nhà điều hành nhận được phần thanh toán trong vòng ngắn và trả lại trong thời gian dài hơn để bình thường hoá các khoản thanh toán.
  • ESMPPS – Equalized Shared Maximum Pay Per Share: tương tự như SMPPS, nhưng phân phối các khoản thanh toán bằng nhau giữa tất cả các thợ mỏ.
  • POT – Pay On Target: là một biến thể PPS nhưng có sự khác biệt khá cao; trả tiền cho thợ mỏ theo mức độ khó khăn của công việc chứ không phải là khó khăn trong công việc do bản thân pool thực hiện.
  • PPLNS – Pay Per Last N Shares: tương tự như phương pháp tỷ lệ, nhưng thay vì đếm số cổ phần trong vòng, thì nhìn vào các cổ phần N cuối cùng, bất kể ranh giới của vòng đấu.
  • PPLNSG – Pay Per Last N Groups (hoặc shifts): Tương tự như phương pháp PPLNS, nhưng lúc này cổ phần được nhóm thành “shifts” được thanh toán cho toàn bộ.
  • PPS – Pay Per Share: cung cấp một khoản thanh toán tức thời, đảm bảo mỗi cổ phần được giải quyết bởi một thợ mỏ. Thợ mỏ được thanh toán từ số dư hiện tại của khoản tiền và có thể thu hồi khoản thanh toán ngay lập tức. Mô hình này cho phép các thợ mỏ chuyển giao nhiều rủi ro cho nhà điều hành pool. Do đó, mức phí cho phương pháp này là cao nhất.
  • Proportional: khi một khối được tìm thấy, phần thưởng được phân phối theo tỷ lệ cho tất cả thợ mỏ dựa trên số cổ phần họ đã từng tìm thấy.
  • Score – Hệ thống điểm: thưởng theo tỷ lệ, được xem xét vào thời gian khai thác được. Mỗi cổ phần được gửi có giá trị được biểu diễn bằng công cụ thời gian (t) khi bắt đầu vòng hiện tại. Mỗi điểm số cổ phần được tính theo công thức: score += exp(t/C). Điều này làm cho cổ phần sau này có giá trị nhiều hơn cổ phần trước đó, do đó điểm số của thợ mỏ nhanh chóng giảm đi khi họ ngừng đào coin trên pool. Phần thưởng được tính tương ứng với điểm số (và không chia sẻ). (Tại Slush Pool, C = 300 giây, và mỗi điểm giờ đều được bình thường hóa).
  • SMPPS – Shared Maximum Pay Per Share: tương tự như PPS nhưng không bao giờ trả nhiều hơn số tiền pool kiếm được.
Bạn nên gửi tiền vào tải khoản số tiền tối thiểu được thanh toán. Việc này xác định số coin tối thiểu cho phép bạn thu hồi (hoặc nhận tự động). Một số pool cho phép bạn thiết lập hạn mức trên mức tối thiểu, giúp bạn tiết kiệm phí giao dịch. Khi chọn một mining pool, bạn nên kiểm tra mức tiền tối thiểu được thanh toán, kì thanh toán, hay phí giao dịch khi rút tiền.

Tiền tệ

Điều đầu tiên bạn sẽ phải xem xét là loại cryptocurrency mà bạn muốn khai thác. Phổ biến nhất tại thời điểm này là Dash, Ethereum, và Litecoin. Đây là những coin có lợi nhất hiện nay. Bạn có thể luôn so sánh được lợi nhuận với mỗi đơn vị tiền tệ thông qua công cụ tính toán của chúng tôi. Tất nhiên, những con số này có thể thay đổi về giá cả, độ khó và network hashrate thay đổi liên tục, vì vậy bạn nên cân nhắc những điều này và thường xuyên kiểm tra chúng.
Một số mining pool cho phép Merge Mining (đào hợp nhất), có nghĩa là bạn có thể đào hai cryptocurrency cùng một lúc mà không bị mất hiệu suất. Tuy nhiên, việc này chỉ sẵn có với một số thuật toán.
Một loại pool khác có thể xem xét là multi-pool. Chúng cho phép bạn lựa chọn một vài cryptocurrency để khai thác và chuyển lợi nhuận của bạn thành Bitcoin tự động. Nếu bạn đang có kế hoạch khai thác một altcoin nhưng muốn trao đổi nó thành BTC, thì pool này có thể hữu ích cho bạn.

Vị trí

Nếu bạn ở châu Âu và đang khai thác coin trên server được đặt Trung Quốc, có thể bạn sẽ không thu lại được kết quả tốt ưu nhất. Kiểm tra xem pool của bạn đặt server tại chính nước/ lục địa của bạn hay không và nếu có, hãy kiểm tra URL của các server đó. Điều này sẽ giúp bạn khai thác hiệu quả hơn.

Vardiff

Vardiff là viết tắt của Variable Difficulty. Được sử dụng để điều chỉnh độ khó của cổ phần bạn nhận được để khai thác. Điều này có lợi cho cả thợ mỏ có low hashrate lẫn high hashrate, vì độ khó sẽ điều chỉnh chính nó để phù hợp nhất với hashrate của bạn. Trong khi có một số mining pool có Vardiff, thì một số mining pool khác lại có nhiều multiple port với các độ khó khác nhau. Nếu pool của bạn không có Vardiff, bạn nên kiểm tra các port khác nhau với các độ khó khác nhau.
    Blogger Comment
    Facebook Comment