Powered by Blogger.

Keyword - Proof of ConceptPosted

Khái niệm Proof of Concept

Proof of Concept (PoC) là việc tiến hành thử một method hoặc ý tưởng nào đó để chứng minh rằng nó có tính khả thi, hoặc chứng minh về cơ bản một lý thuyết nào đó có tính thực tiễn. Một Proof of Concept thường có quy mô nhỏ, có khi không phải là việc hoàn thiện.

Proof of Concept còn được biết đến với tên gọi khác như là Proof of Principle.

Định nghĩa bằng tiếng Anh trên Google cũng viết:  proof of concept noun

evidence, typically deriving from an experiment or pilot project, which demonstrates that a design concept, business proposal, etc. is feasible.

Nguồn gốc của khái niệm có thể xuất phát từ giới kỹ thuật, là việc tạo prototype để chứng minh rằng vi mạch hoạt động đúng như mong đợi, trước khi đi vào sản xuất chính thức. Ngày nay thì Proof of Concept xuất hiện rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như làm phim, engineer, business, bảo mật, phát triển phần mềm, phát triển thuốc…


PoC trong các lĩnh vực
Như trình bày ở trên, Proof of Concept xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây mình xin được giới thiệu một vài lĩnh vực gần gũi với bản thân, đáng quan tâm.

PoC trong việc thử thị trường (market)
Trong giới bussiness hay startup thì Proof of Concept thường được dùng để thử một ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ liệu có thị trường tiềm năng hay không. Quá trình thử này gồm nhiều bước như là nghiên cứu thị trường, đánh giá, thử một vài gói nhỏ ra thị trường xem phản ứng ra sao, có thu được lợi nhuận hay không… Đây là một cách khá thông minh và hợp lý để cân nhắc trước khi thực hiện big step, đầu tư vào phát triển sản phẩm, hay như là trước khi đi mua một công ty tiềm năng.


PoC trong công nghiệp phát triển phần mềm

Không giống như Proof of Concept trong business, trong phát triển phần mềm thì PoC không trực tiếp liên quan đến thị trường (nhưng có ảnh hưởng gián tiếp). Thông thường nó quá trình với mục đích chứng minh ứng dụng có thể build được (với giá hợp lý) hoặc là quá trình tìm ra công nghệ thích hợp nhất để build ứng dụng.

Một ví dụ khi xây dựng một ứng dụng mobile:
Bạn đang xây dựng một ứng dụng mobile giúp đặt món ăn tại những cửa hàng local. Có thể đã có nhiều ứng dụng tương tự như vậy, nhưng bạn có thể có một công nghệ mới giúp mình thành công hơn các công ty khác. Trường hợp này Proof of Concepttập trung vào việc tìm ra công nghệ tối ưu cho việc tạo ứng dụng. Quá trình này cũng khá giống như việc làm theo phương pháp Lean Startup.

Một ví dụ khác trong lĩnh vực đang nổi là blockchain
Nhiều bài báo đã nói rằng, hiện tại blockchain qua giai đoạn Proof of Concept. Trong năm 2017 đã chứng minh có nhiều ứng dụng dùng blockchain đi vào hoạt động, có giao dịch thành công. Nên người ta nói rằng Blockchain is “no longer in proof of concept” phase. Năm 2018 dự báo sẽ là năm có nhiều ứng dụng thực tiễn dùng công nghệ blockchain đi vào market hơn nữa.

Lợi ích của Proof of Concept
Có thể bạn sẽ dùng những chiến thuật khác nhau cho Proof of Concept. Tuy nhiên, dù làm theo cách nào thì PoC cũng đều mang lại những lợi ích cụ thể, như là:

Tránh được việc dùng tiền, thời gian vào những thứ không thực sự có market, hoặc không thực sự có lựa chọn công nghệ tốt.

Có bằng chứng thực tiễn khi tranh luận với chủ đầu tư, những người đưa ra ý kiến trái chiều, negative về một ý tưởng. Có một câu nói nổi tiếng trong tiếng Anh là show me your data - ý muốn nói phải có bằng chứng thì mới tranh luận tiếp được. Câu này rất đúng với ý tưởng của Proof of Concept.

Với những lợi ích như vậy, hãy bắt đầu dùng Proof of Concept cho công việc và cuộc sống của mình. Theo ý kiến cá nhân thì PoC hoàn toàn có thể dùng cho cuộc sống hàng ngày, mỗi khi có phán đoán về một việc gì đó cần thời gian, tiền bạc để thực hiện.
    Blogger Comment
    Facebook Comment