Powered by Blogger.

Cẩm nang kinh doanh online hiệu quả cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh online? Có lẽ những bạn sắp kinh doanh ai cũng muốn tìm kiếm  cho mình một lộ trình kinh doanh bài bản và cụ thể. Với bộ cẩm nang kinh doanh dành cho người mới bắt đầu (Bao gồm 6 chương), Sapo sẽ đến cho bạn những kiến thức đầy đủ nhất, đảm bảo bạn có đủ tự tin và kiến thức để khởi động ngay việc kinh doanh của mình. Dưới đây là tất cả chủ đề mà bạn sẽ được lĩnh hội:
  • Cách tìm kiếm sản phẩm để bán
  • Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với thị trường
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
  • Cách khoanh vùng khách hàng tiềm năng của bạn
  • Phương pháp tìm kiếm nguồn hàng.
  • Hướng dẫn bắt tay vào kinh doanh thực tế
Bạn đã sẵn sàng chưa nào?
Hãy bắt đầu pha 1 tách cafe nóng, nhâm nhi và cùng ngâm cứu cẩm nang cho người mới bắt đầu kinh doanh dưới đây nhé.

Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh online?

Bạn có thể tự hỏi tại sao việc thiết lập một website bán hàng lại là phần cuối của chuỗi bài hướng dẫn các bước để bắt đầu kinh doanh online.
Câu trả lời đơn giản là việc lập kế hoạch kinh doanh là nền tảng để khởi đầu việc bán hàng thành công lâu dài.
Lập kế hoạch kinh doanh không phải là một việc quá khó. Điều cần làm đơn giản chỉ là: “bắt đầu”.
Hãy cùng điểm qua các bước lên kế hoạch kinh doanh đã được đề cập trong các chương trước nhé!

1. Quyết định bán gì

Có 2 lựa chọn khi quyết định kinh doanh online đó là: lựa chọn kinh doanh sản phẩm phổ thông hoặc kinh doanh các sản phẩm độc đáo.
Tuy nhiên đối với bán hàng online thì các sản phẩm độc lạ, khác biệt sẽ bán tốt hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn một sản phẩm ngách hoặc đang trở thành xu hướng trên thị trường. Nếu 1 sản phẩm đáp ứng được cả 2 tiêu chí này thì càng tốt. Google Trends sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường.
Đọc lại Phần 1: Bán gì bây giờ? Cách tìm kiếm sản phẩm bán online để nhận hướng dẫn đầy đủ về cách lựa chọn một sản phẩm kinh doanh phù hợp nhất cho bạn.

2. Đánh giá tính khả thi

Nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm bạn định kinh doanh sẽ giúp bạn chắc chắn sản phẩm đó có thể bán tốt trên thị trường. Bạn cần cân nhắc đến những thách thức, khó khăn khi quyết định tung sản phẩm ra thị trường.
Ví dụ: Bạn dự định kinh doanh một mặt hàng khá nặng và cồng kềnh, mặc dù có thể bạn sẽ phải chịu ít áp lực cạnh tranh và bán được nhiều hàng hơn, tuy nhiên những sản phẩm như thế sẽ khiến bạn phải chịu phí vận chuyển không hề nhỏ khi kinh doanh online và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận bán hàng của bạn.
Để tìm ra giải pháp cho vấn đề này và có các tiêu chí đánh giá một sản phẩm có khả thi hay không, hãy đọc Phần 2: Nên bán gì trên mạng? 7 dấu hiệu nhận biết một mặt hàng dễ kinh doanh.

3. Nghiên cứu thị trường

Cạnh tranh trên thị trường trực tuyến hiện nay rất khốc liệt, vì vậy để đảm bảo một kế hoạch kinh doanh thành công, bạn cần hiểu rõ thị trường và đối thủ, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Ở bước này, bạn cần nghiên cứu từ khóa, sau đó tìm hiểu về nhu cầu của thị trường với sản phẩm và xu hướng chung của thị trường.
Đọc ngay Phần 3: Cách nghiên cứu thị trường online để biết cách thực hiện phân tích thị trường một cách hiệu quả.

4. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có một cái nhìn bao quát về thị trường, hãy tiến hành đi sâu vào phân tích 10 đối thủ cạnh tranh nổi bật nhất trên thị trường hiện tại.
Có 3 loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh chính, đối thủ cạnh tranh thứ cấp và đối thủ ít cạnh tranh.
Để tìm hiểu về đối thủ, bạn cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, những kênh họ đang bán hàng… Tất cả các nghiên cứu này sẽ giúp bạn tìm ra những lỗ hổng mà đối thủ đang còn thiếu và nhiệm vụ của bạn là lấp đầy những thiếu sót đó.
Hãy đọc Phần 4: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh online để biết chi tiết cách phân tích đối thủ cạnh tranh.

5. Tìm hiểu về luật kinh doanh

Trước khi bắt đầu kinh doanh bất cứ cái gì cũng cần có hiểu biết về luật pháp. Kinh doanh mặt hàng đó có hợp pháp không? Có cần giấy phép kinh doanh không? Bán hàng online phải nộp những loại thuế gì?
Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết: Kinh doanh online có phải đăng ký và nộp thuế không?

6. Nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau bước tiến hành phân tích thị trường và đối thủ bạn sẽ biết được nhóm khách hàng nào đang quan tâm đến sản phẩm nhưng chưa được phục vụ. Đó chính là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn cần hướng đến.
Bên cạnh đó, để hiểu về đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần có các phương pháp xác định, phân loại, phân tích… khách hàng. Đọc Phần 5: Khách hàng của bạn là ai để biết cách nghiên cứu khách hàng.

7. Tìm kiếm nguồn hàng

Khi đã có đầy đủ thông tin về sản phẩm, thị trường và khách hàng thì đã đến lúc bạn bắt tay vào công việc tìm kiếm nguồn hàng để tung ra thị trường.
Bạn sẽ tự sản xuất, lấy lại tại các mối bán buôn hay làm dropshipping? Mặc dù cùng kinh doanh một sản phẩm nhưng câu trả lời sẽ khác nhau với mỗi cửa hàng. Mỗi lựa chọn cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng.
Để lựa chọn được nguồn hàng phù hợp, hãy tham khảo Phần 6: Cách tìm kiếm nguồn hàng khi kinh doanh online.

8. Lựa chọn đúng giải pháp bán hàng online

Có một số tiêu chí khi lựa chọn nền tảng quản lý và bán hàng online như các chức năng cần phải có, chi phí và tích hợp với bên thứ 3… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết sau đây nhé!

Lựa chọn nền tảng quản lý và bán hàng

Sau khi đã thực hiện hết các bước nghiên cứu nói trên thì đã đến lúc bạn lựa chọn nền tảng bán hàng online, thiết lập và vận hành cửa hàng online của mình.
Phần lớn các cửa hàng online hiện nay đều lựa chọn giải pháp SaaS như Sapo. Ngay cả các doanh nghiệp lớn B2B cũng chuyển đổi sang sử dụng nền tảng này bởi những lợi ích mà nó mang lại:
  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp
  • Không tốn nguồn lực, không cần quan tâm đến kỹ thuật
  • Có các tính năng mở rộng giúp bạn phát triển việc kinh doanh
Hãy nhìn vào cộng đồng người dùng nền tảng đó để đánh giá sự thành công của giải pháp thiết kế website bán hàng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm blog và các tài liệu hướng dẫn sử dụng của họ.

1. Đặt câu hỏi khi lựa chọn nền tảng bán hàng online

Trước khi quyết định lựa chọn một nền tảng bán hàng online, bạn cần đặt ra các câu hỏi đúng và tìm câu trả lời cho tất cả các câu hỏi đó.
Bạn có thể liên hệ với nhân viên tư vấn để được giải đáp những thắc mắc hoặc chính bạn có thể trực tiếp kiểm tra và trải nghiệm các tính năng bằng cách đăng ký dùng thử miễn phí.
Sau đây là danh sách câu hỏi bạn cần đặt ra khi lựa chọn một nền tảng bán hàng online:
Một nền tảng bán hàng online cần những yếu tố gì?
  • Nền tảng có đầy đủ các tính năng mà bạn cần hay không?
  • Nền tảng có đơn giản, dễ sử dụng không?
  • Nền tảng có cung cấp một hosting đáng tin cậy hay không? Website có hoạt động ổn định khi có lượng truy cập lớn hay không?
  • Nền tảng có cung cấp chứng chỉ bảo mật SSL cho website?
  • Có bộ phận hỗ trợ 24/7 không? Bạn có cần trả chi phí hỗ trợ không?
  • Nền tảng có tối ưu cho sản phẩm mà bạn kinh doanh không? Sản phẩm có nhiều biến thể sẽ hiển thị thế nào trên website? Quản lý có đơn giản không?
  • Có bị giới hạn số lượng sản phẩm đăng bán không? Bạn có phải trả phí cho giao dịch bán hàng trên website hay không?
  • Bạn có thể bán hàng trên website, trên Facebook, trên sàn… mà không cần phải quản lý kho riêng biệt không?
  • Làm thế nào để quản lý hàng tồn kho?
  • Nền tảng có cung cấp nhiều phương thức thanh toán như COD, thanh toán bằng thẻ, ví điện tử… hay không? Bạn có cần mất thêm chi phí để tích hợp các phương thức thanh toán này cho website của mình không?
  • Nền tảng cung cấp những phương thức vận chuyển nào?
  • Kho giao diện có đa dạng không? Giao diện có dễ dàng tùy chỉnh hay không?
  • Website có hiển thị đẹp trên di động không? Có thể tùy chỉnh trải nghiệm trên mobile hay không?
  • Website có tối ưu cho SEO không?
  • Nền tảng có tích hợp các ứng dụng hỗ trợ cho việc kinh doanh không? Có cần trả phí khi cài đặt ứng dụng không?
  • Có các API mở để bạn tùy chỉnh và tự động hóa việc kinh doanh mà không phải chuyển sang một giải pháp khác?
  • Các tính năng về UX như thanh tìm kiếm thông minh, HTTPS… có sẵn hay không? Bạn có cần trả phí để sử dụng không?
  • Website hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như thế nào để khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy cửa hàng online của bạn?
  • Có tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc cẩm nang kinh doanh giúp bạn phát triển việc bán hàng online hay không?
Kể cả khi bạn đã được giải đáp tất cả các câu hỏi trên thì chúng tôi vẫn khuyên bạn nên trải nghiệm thực tế nền tảng trước khi quyết định lựa chọn.
Hầu hết các nền tảng thiết kế website đều miễn phí sử dụng 15 ngày, hãy tận dụng tối đa điều đó!

2. So sánh chi phí giữa các nền tảng

Chẳng có nền tảng bán hàng online nào là miễn phí, bởi vì họ cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng trong một sản phẩm:
  • Hosting
  • Giỏ hàng
  • Quản lý sản phẩm
  • Hỗ trợ Quản lý kho
  • Thanh toán
  • Tích hợp sẵn các đơn vị vận chuyển
  • Xử lý đơn hàng tự động
  • App tạo Khuyến mãi
  • Bảo mật SSL
  • Đưa ra các báo cáo chi tiết
Tất cả những tính năng này sẽ là những công cụ đắc lực phục vụ cho việc bán hàng online.
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ lại có một chính sách giá khác nhau. Hãy lựa chọn mức giá phù hợp nhất với bạn và tìm hiểu gói dịch vụ đó bao gồm những gì.
Thông thường, tự thiết kế một website sẽ tốn kém chi phí hơn rất nhiều so với bạn sử dụng giải pháp SaaS như Sapo. Hãy tham khảo giá nhiều nhà cung cấp và tính toán chi phí thực tế bạn phải trả để xây dựng một website bán hàng.
    Blogger Comment
    Facebook Comment