Hiện nay, các hệ thống nuôi trồng
thủy sản tuần hoàn, công nghệ tái chế và tiết kiệm nước, đã mở rộng và nâng
cao. Bên cạnh đó, các lò phản ứng sinh học được nghiên cứu và đưa vào
sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành hệ thống nuôi trồng tuần hoàn.
Điều đó đã cho thấy những vai trò quan trọng của vi sinh trong việc nâng cao
năng suất nuôi trồng thủy sản. Cùng tìm hiểu chi tiết qua những thông tin dưới
đây nhé!
Cơ chế vận hành của lò phản ứng sinh
học trong hệ thống nuôi trồng thủy sản?
Cơ chế hoạt động của bộ lọc
sinh học là sử dụng vi khuẩn trong quá trình lọc nước. Trong lò phản ứng
sinh học, amoniac độc hại do cá bài tiết sẽ được vi sinh chuyển hóa thành
nitrat vô hại hơn trong quá trình nitrat hóa. Điều này đảm bảo chất lượng môi
trường sống của thủy sản luôn trong trạng thái tốt nhất.
Mặc dù các lò phản ứng sinh học
được thiết kế để phân hủy các hợp chất nitơ nhưng các chức năng chính của vi
khuẩn ở đây là phân hủy carbohydrate, axit amin và chất béo. Theo chia sẻ của
các chuyên gia, cộng đồng vi khuẩn đa dạng và ổn định có thể duy trì chất lượng
nước tốt, không chỉ về các hợp chất nitơ, mà còn về chất hữu cơ.
Việc tính toán và lựa chọn kích cỡ
của các loại lò phản ứng sinh học cần dựa trên các đặc điểm của toàn bộ hệ thống
xử lý nước. Các loại lò phản ứng sinh học khác nhau có thể giữ chất rắn khỏi nước
hoặc ảnh hưởng đến sự cân bằng khí. Ngoài ra, chúng cũng sẽ mang đến hiệu suất
nitrat hóa khác nhau.
Khả năng loại bỏ chất rắn sinh học
và cơ học của các lò phản ứng sinh học có thể bù đắp các đặc tính của phần còn
lại của hệ thống xử lý nước. Bằng cách tối ưu hóa toàn bộ hệ thống xử lý nước,
hệ thống sẽ duy trì chất lượng nước tốt nhất đảm bảo cho sự khỏe mạnh và tăng
trưởng của thủy sản. Điều này có vai trò quan trọng trong việc nuôi trồng thủy
sản với năng suất cao, tiết kiệm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường.
Ứng dụng của cụ thể của quản lý
sinh thái vi sinh trong quá trình nuôi trồng thủy sản?
Việc tối ưu hóa tỷ lệ nitrat hóa
bằng các bộ lọc sinh học có ứng dụng như sau:
Khả năng giữ cho nồng độ amoniac
trong môi trường nuôi trồng thấp.
Tối ưu hóa tỷ lệ khử nitơ để loại
bỏ nitơ dư thừa hiệu quả
Hiệu quả tối đa hóa khoáng hóa
cacbon thành carbon dioxide nhằm giảm thiểu sự tích lũy bùn trong hệ thống nuôi
trồng.
Tối đa hóa năng suất sơ cấp kích
thích năng suất thủy sản
Duy trì một cộng đồng ao nuôi đa
dạng, ổn định và đạt năng suất.
Bên cạnh đó, so với các giải pháp
khác thì lợi ích của việc lựa chọn lò phản ứng sinh học với công nghệ
khử nitơ là quá trình tác động đến hệ sinh thái với yêu cầu năng lượng thấp; khả
năng tăng cường quá trình xử lý tự nhiên và chi phí lắp đặt và bảo trì tối ưu
cho chủ đầu tư.
Có thể thấy, công nghệ khử nitơ
này thích hợp với dòng chảy từ nước thải của hệ
thống RAS. Việc xử lý dòng chảy chất thải của RAS do các hệ thống kiểm
soát chặt chẽ ngăn chặn tốc độ dòng chảy thay đổi và biến động nhiệt độ theo
mùa có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của vi khuẩn khử Nitơ.
Vai trò của vi sinh trong nuôi trồng
thủy sản là rất quan trọng. Nó giúp các bạn tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng
suất. Do đó, hãy cập nhật thường xuyên các công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng mới để
thành công hơn với các trại thủy sản của mình nhé.
Blogger Comment
Facebook Comment