Google Analytics(GA) - Công cụ phân tích và thống kê website - một dịch vụ của Google giúp bạn thống kê, phân tích website. Google đã mua lại dịch vụ này từ hãng Urchin và cung cấp miễn phí cho người sử dụng. Với những số liệu thống kê phong phú và giá trị, có cả chỉ số về số lượng (lượng truy cập, trang xem,...) lẫn về chất lượng (thời gian,...).
Có nhiều công cụ nhưng theo đánh giá của rất nhiều Webmaster thì thấy đây là một dịch vụ miễn phí đánh giá hiệu quả website tốt nhất, cho kết quả đảm bảo với độ tin cậy cao. Với Google Analytics bạn sẽ biết những khách thăm website của bạn đến từ quốc gia nào? Thời gian họ trên website là bao lâu? Nội dung thu hút được khách hàng truy cập quan tâm nhất trên website của bạn là gì?... Bạn sẽ có câu trả lời với Google Analytics.
Tại sao phải sửa dụng Google Analytics
Đối với cá nhân: Bạn mong muốn quảng bá website của mình đến với mọi người thì bạn nên sử dụng Google Analytics để theo dõi tình hình website của mình. Biết được số lượng truy cập (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, …), họ đến với website của bạn từ đâu (qua các trang tìm kiếm Google, Yahoo, Bing, …, hay link từ các website khác, hay gõ trực tiếp tên miền của website). Bên cạnh đó bạn sẽ biết được họ tìm kiếm bằng từ khóa nào, từ đó bạn dễ dàng đưa ra những chiến lược và định hướng nội dung tốt hơn nữa để thu được lượng truy cập nhiều hơn.
Đối với Doanh nghiệp: Dựa vào bảng báo cáo kết quả thống kê chi tiết chúng ta sẽ biết được: lượng truy cập, nguồn truy cập, hành vi của người truy cập và hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Từ đó điều chỉnh lại những chiến dịch quảng cáo Google Adwords nói riêng và chiến dịch marketing nói chung một cách hiệu quả nhất. Chi tiết hơn chúng ta sẽ biết tại sao có nhiều người rời khỏi web, họ ngừng xem tại trang nào, vì nội dung hay vì giao diện hay chức năng của website?
Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần chuyên gia phân tích, cũng cần những số liệu để thống kê. Đối với trang web chúng ta không thể thuê người đếm lượt truy cập và điều tra tất cả người truy cập. Điều chúng ta cần là những công cụ để thực hiện công việc này và Google đã cung cấp cho chúng ta một giải pháp hoàn toàn miễn phí, vậy tại sao chúng ta lại không sử dụng?
Những vấn đề cần lưu ý của Google Analytics
Trang đầu tiên mọi người truy cập vào website: Gọi là Landing page – được ví như cổng vào công ty của bạn. Nó có thể là trang chủ, trang giới thiệu về dịch vụ hoặc 1 trang được thiết kế riêng biệt cho website. Một trang Landing ấn tượng sẽ kích thích sự tò mò của khách hàng để giữ chân họ ở lại tìm hiểu website của bạn lâu hơn. Nếu tỉ lệ khách hàng thoát ra (Bounce rate) trên trang Landing cao nghĩa là bạn cần xem xét lại thông tin, nội dung và hình thức trang này.
Bao nhiêu khách hàng hoàn thành mục tiêu bạn đưa ra: Chúng ta không chỉ muốn khách hàng ghé thăm website của mình mà còn muốn họ hoàn thành những mục tiêu bạn mong muốn như: phản hồi sản phẩm, gửi thư yêu cầu, để lại thông tin cá nhân, … hoặc chúng ta muốn họ ghé thăm những trang giới thiệu sản phẩm – dịch vụ. Việc đề ra nhưng mục tiêu cụ thể giúp chúng ta đánh giá rõ rang chi tiết sự thành công của website.
Khách hàng sử dụng những thiết bị cầm tay: Iphone, Ipad, Smartphone, máy tính bảng, … chúng đang dần dần chiếm thị phần, và khách hàng thường xuyên sử dụng chúng để vào web. Nếu web chúng ta hiển thị tốt trên các thiết bị điều này là quá tốt. Nếu web chúng ta chưa đáp ứng được điều này sẽ gây trở ngại cho khách hàng khi thường xuyên truy cập bằng smartphone. Vì vậy, bạn nên cân nhắc phiên bản dành riêng cho thiết bị di động.
Khách hàng làm gì trên trang web của bạn: Nội dung nào khách hàng chú ý? Nút hay đường link nào khách hàng hay click vào. Nội dung web có tạo được sự chú ý cần thiết hay không? Google Analytics sẽ cung cấp những thông tin dữ liệu giúp bạn có thể đánh giá hiệu quả thiết kế của trang web.
Vị trí địa lý: Nếu công ty của bạn là công ty quốc tế mang tính chất toàn cầu, bạn cần quan tâm đến khách hàng của bạn chủ yếu đến từ quốc gia nào. Từ đó xây dựng nội dung và hình ảnh phù hợp với văn hóa của nhóm khách hàng đa quốc này.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất: Tìm kiếm những từ khóa nào được khách hàng tìm kiếm và vào web của bạn. Từ đó có thể xây dựng những nội dung phù hợp hơn.
Khách hàng vào website từ đâu: Khách hàng có thể tìm thay website của bạn thông qua công cụ search (Google, Yahoo, Bing, ...) hoặc từ những chia sẻ trên mạng xã hội. Hiểu rõ vấn đề này giúp bạn có những chiến lược quảng bá chính xác hơn.
Blogger Comment
Facebook Comment