Trong bất cứ ngành kinh doanh nào, hiểu rõ hành vi người tiêu dùng luôn là yếu tố then chốt để đáp ứng, phục vụ khách hàng tốt nhất đồng thời giúp tăng doanh thu bán hàng. Ngày nay, thương mại điện tử phát triển như vũ bão, sự tương tác giữa người mua và nhà cung cấp trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn có thể ngồi ở nhà và có trong tay cả ngàn những cửa hàng cung cấp dịch vụ, sản phẩm trực tuyến. Chỉ cần surf, lựa chọn và click đặt hàng. Vì thế việc phân tích đánh giá những hành vi đó trong lĩnh vực này rất quan trọng. Google Analytics ra đời một phần để đáp ứng yêu cầu này. Những phản ứng phức tạp của khách hàng khi đến với trang web của bạn sẽ được Google Analytics phân tích kĩ lưỡng, số hóa và đúc kết lại qua những thuật ngữ cơ bản sau. Việc hiểu hõ chúng sẽ giúp bạn cải thiện và tối ưu hóa lợi nhuận cho công việc kinh doanh.
1) Visit: số lượt truy cập,1 visit được xem là một hành động truy cập vào trang web trong một khoảng thời gian nhất định. GA quy định khoảng thời gian là 30 phút kể từ hành đông cuối cùng trên site hoặc đến quá midnight hoặc giữa những campaign khác nhau. Như vậy nếu bạn vào 1 trang web lúc 10h, lướt các page cho đến 10h30, sau đó bạn đi ăn trưa đến 11'1 phút thì khi quay lại GA sẽ tính một lượt visit mới. Trường hợp bạn trở lại lúc 10'59 thì lượt visit cũ vẫn còn hiệu lực. Một trường hợp khác, bạn ghé site lúc 23'50 phút đến 00'10, GA sẽ tính là 2 visit. Cuối cùng thông qua 1 campaign, chằng hạn bạn search từ khóa A từ google rùi vào trang C, sau đó search từ khóa B rùi vào C thêm lần nữa như vậy bạn đã thực hiện 2 visit đến A.
2) New Visitor: visitor lần đầu đến với site.
3) Returning Visitor: vistor trở lại từ lần thứ 2 trở lên.
4) Unique Visitor: số vistor được tính trong 1 khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn trong thời gian 1 tuần, bạn vào site A 5 ngày thì Unique Visitor chỉ tính là 1 dù bạn có thực hiện bao nhiêu lượt visit hay page view đi chăng nữa. GA đưa ra 2 trường hợp tính Unique Visitor, đó là cách tính dựa trên tiêu chí thời gian (date range), khá đơn giản bởi GA chỉ cần update dữ liệu của ngày hôm trước rồi tiếp tục tính toán thêm cho hôm nay, và cách còn lại dựa trên bất cứ tiêu chí nào khác hoặc kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau mà GA có theo dõi chẳng hạn như Unique Visitor dựa trên browser hay/và traffic source. Cách này khá phức tạp bởi việc tính toán sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu lớn.
5) Pageview: số lượt page được view, kể cả 1 trang được xem nhiều lần. Một visit có thể thực nhiều pageview. GA sử dụng tracking code để theo dõi tiêu chí này.
6) Session: Khoảng thời gian mà user sử dụng site của bạn mà không view bất cứ 1 trang (domain) nào khác thông qua 1 link trên site của bạn. GA quy định 1 Session kết thúc nếu:
+ thời gian vượt quá 30 phút
+ quá midnight
7) Unique Pageview: số lượt pageview được tính trong 1 session.
8) Pages/visit: Số lượt pageview được tính cho mỗi visit.
9) Avg. Visit Duration: Khoảng thời gian trung bình của mỗi visit.
10) Bounce Visit: số visit chỉ ghé thăm 1 trang (single-page) duy nhất của bạn trước khi rời khỏi website.
11) Non-bounce Visit: ngược lại với bounce visit.
12) Bounce rate : tỉ lệ phần % của Bounce Visit/Tổng số Visit
13) Paid Search Traffic: hay còn gọi là CPC (cost per click) là những traffic bạn trả tiền thông qua các công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Adword của Google).
14) Non-paid Search Traffic: hay còn gọi là Organic Search Traffic là những traffic tự nhiên, người dùng search và vào site bạn thông qua các công cụ tìm kiếm.
15) Search Traffic: là tổng thể của Paid Search Traffic và Non-paid Search Traffic.
16) Direct Traffic: Traffic trực tiếp thông qua việc bạn đánh url trên trình duyệt hoặc click bookmark hoặc click từ link trong email, chat, sms.
17) Referral Traffic: traffic từ những trang khác có đặt link website của bạn. Ví dụ bạn post video lên Youtube và có kèm theo link website, những click lên link này và vào site của bạn được xem là những referral traffic.
18) Mobile Traffic: traffic từ những thiết bị di động.
19) Tablet Traffic: traffic từ Tablet
20) Visit with Conversion: những visit không chỉ đọc, lướt mà còn thực hiện nhiều request khác chẳng hạng như mua hàng, click quảng cáo, đăng kí thành viên hay subcribe...
21) Visit with Transaction: những visit tham thực hiện giao dịch như mua hàng...
Blogger Comment
Facebook Comment