Powered by Blogger.

Các nhân vật lừng danh trong giới võ thuật Thái Cực Quyền

Mã Hồng (1927-)

Mã Hồng (1927 – ), người trấn Ma Đầu thành phố Thâm Châu tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Ông là một trong những truyền nhân Trần thức Thái Cực Quyền, hiện là phó chủ tịch Hội võ hiệp thông tin thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, Hội trưởng Hội nghiên cứu Trần thức Thái Cực Quyền thành phố Thạch Gia Trang. Năm 1994, Mã Hồng được bình chọn là một trong Thập tam đại danh sư Thái Cực Quyền đương đại của Trung Quốc.

Năm 1948 sau khi tốt nghiệp đại học, ông trải qua một thời gian dài theo đuổi sự nghiệp giáo dục và công tác biên tập, lao lực nhiều mà sinh bệnh. Từ năm 1962 được sự giới thiệu của bạn bè, ông bắt đầu luyện tập Thái Cực Quyền, sau vài năm bệnh đã có thuyên chuyển, sức khỏe hồi phục, đồng thời trình độ kỹ thuật cũng được nâng cao rõ rệt. Năm 1972, ông đến Bắc Kinh bái Trần Chiếu Khuê ( Trần thị đời thứ 18, truyền nhân đời thứ 10 Trần thức Thái Cực Quyền, con trai của đại sư Trần Phát Khoa) làm thầy, dốc tâm, cần cù khổ luyện, thể nghiệm thực tế. Ông từng ba lần đến Bắc Kinh, hai lần cùng thầy đến Trần Gia Câu, ba lần mời thầy về nhà tận Thạch Gia Trang để có thể tiếp thu quyền nghệ một cách triệt để. Sau chín năm miệt mài liên tục, ông đã đạt được Trần thức Thái Cực Quyền chân truyền, bao gồm quyền phổ, quyền lý, quyền pháp. Ngoài ra, ông kết hợp với kiến thức sinh lý học vận động, tâm lý học, lực học cơ thể người, y học truyền thống Trung Hoa, dịch học để nghiên cứu sâu hơn chức năng và tác dụng của Thái Cực Quyền đối với sức khỏe con người, cũng qua đó đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Mã Hồng từng nhiều lần tham gia các giải thi đấu Thái Cực Quyền toàn quốc, đoạt nhiều giửi thưởng có giá trị. Năm 1982 ông đề xướng thành lập Hội nghiên cứu Trần thức Thái Cực Quyền, đồng thời sáng lập nên tạp chí “ Nghiên cứu Trần thị Thái Cực Quyền”, phát hành khắp 22 tỉnh thành Trung Quốc, thiết lập hơn 80 nơi dạy Thái Cực Quyền, học trò của ông trải khắp hơn 30 tỉnh thành, khu tự trị Trung Quốc. Ngoài ra Mã Hồng còn được mời dạy quyền tại Mỹ, Maylaysia, Ý, Canada, Newziland…Trong suốt hơn 30 năm dạy quyền, nghiên cứu,Mã Hồng đã chỉnh lý và xuất bản nghiều tác phẩm liên quan đến Trần thức Thái Cực Quyền hết sức có giá trị như: “ Trần thức Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư”, “ Trần thức Thái Cực Quyền kỹ kích pháp”, “ Trần thức Thái Cực Quyền quyền lý”.

Trần Lập Thanh (1919-)

Trần Lập Thanh, năm nay (2005) đã 86 tuổi, quyên quán Trần Gia Câu, huyện Ôn tỉnh Hà Nam ( Trung Quốc), Trần thị gia tộc đời thứ 19, hiện là Quán trưởng võ quán Thúy Hoa thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Năm lên 7 tuổi bà theo Trần Đức Lộc học quyền. Năm 1938 sua khi tốt nghiệp, bà đến Tây An làm nghề dạy học. Do gia tộc Trần thị qui định võ thuật chỉ truyền nam không truyền nữ, gia truyền không truyền ra bên ngoài nên từ nhỏ bà thường xem trộm các bậc đàn anh luyện quyền. Cha của bà thấy bà thông minh lanh lợi nên tìm cách truyền dạy võ nghệ cho bà.

Năm 1979, Đại hội giao lưu võ thuật toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Nam Ninh ( Quảng Tây), bà xin phép ban lãnh đạo tỉnh Thiểm Tây được tham gia nhưng bị từ chối. Trần Lập Thanh liền lén mua vé tàu, tự mình đến Nam Ninh. Sau khi đến Nam Ninh, Đại hội đã khai mạc. Bà đề nghị ban tổ chức, xin được tham gia thi đấu. Sau khi nghe bà giới thiệu và biểu diễn, ban tổ chức tán thưởng và phá lệ cho bà tham gia. Trên sàn đấu, Trần Lập Thanh thể hiện Trần thức Thái Cực Quyền tiểu giá, động tác phóng khoáng, siêu thoát, thư triển tự nhiên, cương nhu tương tế, cương kình kinh thiên động địa, động tác đi như hành vân lưu thủy, động như mãnh hổ hạ sơn, tĩnh như tằm nhả tơ. Kết quả bà giành được tấm huy chương vàng cho đoàn Thiểm Tây.

Sau cuộc thi, tiếng tăm của Trần Lập Thanh trở nên vang dội, học trò xin theo học nhiều vô kể. Sau khi nghỉ hưu bà mở võ quán Thúy Hoa để truyền dạy Thái Cực Quyền, đồng thời nghiên cứu sâu về Trần thức Thái Cực Quyền, các tác phẩm tiêu biểu của bà có:” Phong cách Trần thức Thái Cực Quyền”, “ Học Thái Cực Quyền thập tam yếu”, “ Giới thiệu thủ hình, bộ hình Trần thức Thái Cực Quyền”…đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp phát triển của Trần thức Thái Cực Quyền.

Hách Vi Chân (1849-1920)

Hách Vi Chân, tên là Hòa, tự Vi Chân, người huyện Vĩnh Niên tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), diện mạo khôi ngô, đôn hậu kiên nghị, ham thích võ thuật. Sau khi thấy Lý Diệc Xa biểu diễn thôi thủ, ông liền xin đi theo học Thái Cực Quyền. Hách Vi Chân chăm chỉ học hỏi, dốc tâm khổ luyện, suốt sáu năm ròng ngày nào cũng như ngày nào. Lý Diệc Xa thấy Hách Vi Chân cần mẫn luyện tâm nên cũng một lòng truyền dạy cho ông. Kể từ đó kungfu của Hách Vi Chân ngày một tiến bộ.

Hách Vi Chân có bốn người con, trong số đó duy nhất có Hách Nguyệt Như là học được quyền nghệ. Thời dó hai nhà Vũ, Lý chỉ nhận đồ đệ dạy thư văn, không truyền dạy võ nghệ để gây nghiệp, cho nên rất ít truyền nhân. Hách Nguyệt Như là người khởi đầu dạy quyền lập nghiệp, vì lẽ đó mà Vũ thức Thái Cực Quyền được cha con họ Hách truyền thụ ra bên ngoài.

Sau khi Hách Vi Chân qua đời, Hách Nguyệt Như tiếp tục sự nghiệp truyền thụ võ nghệ của cha mình, sau đó nhậm chức Quán trưởng của Vĩnh Niên huyện Quốc thuật Quán. Vũ Vũ Tương, Lý Diệc Xa vốn là nho sinh, không dạy võ để mưu sinh nên rất ít đồ đệ.Từ Hách Vi Chân trở đi thì mới truyền thụ Vũ thức Thái Cực Quyền một cách rộng rãi. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, Khi Ủy ban TDTT Nhà nước Trung Quốc tổ chức cho xuất bản sách Thái Cực Quyền của tất cả các lưu phái thì nhà nghiên cứu võ thuật Cố Lưu Hinh mới mời Hách Thiếu Như viết tài liệu “ Vũ thức Thái Cực Quyền”. Các tác phẩm của Hách Nguyệt Như đa phần về lý luận Thái Cực Quyền, chúng có sức ảnh hưởng rất lớn, trong số đó phải kể đến “ Bát Môn Ngũ Bộ Thuyết”, “ Vũ thức Thái Cực Quyền Tẩu Giá Đả Thủ”, “ Thao Thủ Thập Ngũ Pháp”.

Vương Mậu Trai (1862-1940)


Vương Hữu Lâm, tự Mậu Trai ( 1862 – 1940), nguyên quán Lai Châu ( Sơn Đông), là đệ tử của thủy tổ Ngô thức Thái Cực Quyền – Toàn Hữu, một trong những người đặt nền móng cho Ngô thức Thái Cực Quyền. Thời niên thiếu, Mậu Trai học làm gạch tại Bắc Kinh, đồng thời theo Toàn Hữu học Thái Cực Quyền. Tính tình ông trung hậu, thực thà, hay giúp đỡ người khác. Trong số các sư huynh đệ, ông là người chăm chỉ, dốc tâm chuyên cần nhất. Kungfu của Mậu Trai chắc chắn, thân thủ phi phàm. Sau khi Ngô Giám Tuyền, Dương Trừng Phủ xuống phía Nam dạy quyền, ông ở lại Bắc Kinh gây dựng sự nghiệp, đào tạo ra một loạt các nhân tài, trở thành nhân vật truyền dạy Ngô thức Thái Cực Quyền có sức ảnh hưởng lớn tại Bắc Kinh, được mệnh danh là “ Nam Ngô Bắc Vương”, đệ tử có khắp tại Bắc Kinh, Đông Bắc Trung Quốc.

Vương Tây An (1944-)

Vương Tây An, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực Quyền, trọng tài cấp 1 Trung Quốc, hiện là Phó quán trưởng Thái Cực Quán Ôn huyện Trần Gia Câu kiêm huấn luyện viên trưởng. Năm 1958 ông bắt đầu học , đầu tiên học Trần thức Thái Cực Quyền Tiu giá của Trần Khởi Lượng. Năm 1963 ông bái Trần Chiếu Phi học Trần thức Thái Cực Quyền Lão giá. Qua khắc khổ, chuyên cần tập luyện, kungfu cũng như kỹ thuật của ông tiến bộ rõ rệt, tin thông Thái Cực Quyền thôi thủ và tán thủ. Năm 1970, Vương Tây An tổ chức thành lập Trường Thái Cực Quyền nghiệp dư Trần Gia Câu, đồng thời làm hiệu trưởng, bồi dưỡng và huấn luyện học viên, học trò khá nhiều. Đồng thời, ông mời Trần Chiếu Khuê trở lại quên nhà Trần Gia Câu truyền thụ Trần thức Thái Cực Quyền Tân giá, từ đó Tân giá được lưu truyền và phổ cập rộng rãi tại Trần Gia Câu. Từ năm 1972 trở lại đây, tại các kỳ thi đấu tổ chức tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Khai Phong, ông đoạt được nhiều giải vàng có giá trị, từng đoạt danh hiệu quán quân, á quân. Năm 1993 ông có xuất bản tác phẩm: “ Trần thức Thái Cực Quyền Lão giá”. Năm 1994 tại Hội nghị Thái Cực Quyền lần thứ 3 huyện Ôn, ông được bầu là đại sư Thái Cực Quyền. Hiện tại Vương Tây An tập trung cho công tác huấn luyện, cố vấn và truyền bá Thái Cực Quyền.


Vương Tông Nhạc

Vương Tông Nhạc, người tỉnh Sơn Tây ( Trung Quốc), tác phẩm nổi tiếng đầu tiên là “ Âm phù thương phổ”. Vương Tông Nhạc vào thời Thanh Càn Long đến thọ giáo với cháu của Trần Trường Hưng là Trần Bỉnh Vượng. Thời đó, Trần Bỉnh Vương, Trần Bỉnh Kỳ và Trần Bỉnh Nhậm là ba anh em thuộc dòng Trần thị Thái Cực Quyền nổi tiếng tại Trần Gia Câu, tục xưng là tam hùng. Vương Tông Nhạc đến với gia tộc họ Trần đúng vào lúc Trần thị Thái Cực Quyền cực thịnh, nên dễ dàng nắm bắt được quyền lý.

Vương Tông Nhạc sau khi đắc truyền Thái Cực Quyền, 108 thức Trường Quyền và thôi thủ thì viết các tác phẩm như “ Thái Cực Quyền luận”, “ Trường Quyền” “ Thập Tam thế giải”. Đây được coi là những tuyệt tác lý luận Thái Cực Quyền nổi tiếng của ông

Trần Trường Hưng (1771-1853)

Trần Trường Hưng (1771—1853) tự Vân Đình, Trần thị gia tộc đời thứ 14. Trần Trường Hưng làm nghề bảo tiêu tuyến Sơn Đông, rất có tiếng tăm trong giới thuật đương thời. Trên cơ sở gia truyền Trần thức Thái Cực Quyền, ông tiến hành quy nạp, tinh luyện đúc kết, sáng tạo và phát triển thành Trần thức Thái Cực Quyền Lão giá Lộ thứ nhất và Trần thức Thái Cực Quyền Lão giá Lộ thứ hai được lưu truyền cho đến ngày nay. Hai bài quyền này còn được gọi là Trần thức Thái Cực Quyền Đại giá. Đệ tử nổi tiếng của Trần Trường Hưng là Dương Lộ Thiền, về sau chính Dương Lộ Thiền là người kế thừa và sáng tạo nên Dương thức Thái Cực Quyền trên cơ sở Trần thức Thái Cực Quyền do Trần Trường Hưng truyền dạy. Các tác phẩm của Trần Trường Hưng có: “ Thái Cực Quyền Thập Đại Yếu Luận”, “ Thái Cực Quyền Dụng Yếu Ngôn”, “ Thái Cực Quyền Chiến Đấu”.
    Blogger Comment
    Facebook Comment