Powered by Blogger.

Các mô hình nến cơ bản: Phần II – Nến Hammer

Mô hình nến hammer là mô hình đảo chiều tăng, sau một xu hướng giảm. Trong tiếng Nhật được gọi là “takuri” có nghĩa là “cố gắng đo lường độ sâu của nước bằng cách cảm nhân về cái đáy”.

Bóng nến dưới có chiều cao gấp đôi so với thân nến, đó là khu vực lực mua đẩy giá xuống, nhưng gặp lực bán kháng cự đẩy giá lên lại vùng trên cùng của nến.
  • Nến hammer không nên có bóng nến tăng, nhưng có thể có nếu đoạn bóng này tương đối nhỏ
  • Thân nến nên nằm trên cùng của vùng biên độ nến. Thân nến có thể là tăng hoặc giảm, nhưng tăng sẽ tốt hơn
  • Bóng nến dưới nên dài gấp đôi chiều cao thân nến
Nếu nến hammer có thân nến tăng thì có thể suy luận rằng lực bán đã đẩy giá xuống trong khoảng đầu phiên giao dịch, nhưng lực mua đã đảo ngược lại, thậm chí đẩy giá lên một điểm cao mới trong phiên giao dịch. Điều này có thể được hiểu như một khả năng tăng trong tương lai. Bóng nến dưới dài hơn là xu hướng tăng mạnh hơn 

Steve Nison lưu ý rằng ” nếu bóng nến dưới dài hơn, bóng nến trên ngắn hơn, và thân nến nhỏ hơn thì nến hammer càng quan trọng. Nó nghiêng khá nhiều về khả năng tăng nếu thân nến là nến tăng, tức giá đóng của cao hơn giá mở cửa”

Đối với những trader ưa mạo hiểm thì Nison gợi ý mua ngay sau khi nến hammer xuất hiện, điểm đặt dừng lỗ là bên dưới đáy của nến hammer. Ngược lại đối với những trader không thích mạo hiểm thì nên để giá thử lại khu vực hỗ trợ rồi mới mua.
    Blogger Comment
    Facebook Comment