Powered by Blogger.

Chế biến và sử dụng giun Quế

a) Sử dụng giun tươi: Nếu nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... thì cho ăn sống. Mỗi vật nuôi cho 5 - 7 con giun /ngày. Nếu nuôi lợn thì nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên làm sạch rồi chế biến thành bột giun, mắm giun, dịch giun. Làm sạch giun bằng cách cho giun vào chậu, rửa 2 - 3 lần rồi ngâm trong nước sạch, 2 tiếng thay nước 1 lần, thay vài ba lần cho đến khi không thấy còn phân giun thải ra là được.





a)    Sử dụng giun tươi:  

 Nếu nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... thì cho ăn sống. Mỗi vật nuôi cho 5 - 7 con giun /ngày. Nếu nuôi lợn thì nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên làm sạch rồi chế biến thành bột giun, mắm giun, dịch giun. Làm sạch giun bằng cách cho giun vào chậu, rửa  2 - 3 lần rồi ngâm trong  nước sạch, 2 tiếng thay nước 1 lần, thay vài ba lần cho đến khi không thấy còn phân giun thải ra là được.

 

b)    Chế biến bột giun:  

Bột giun là loại thức ăn cao đạm, trên 70 % (cao hơn bột cá, đậu tương v.v..). Thức ăn cho gia súc, gia cầm làm từ giun có tới 53 – 65 %  chất đạm, 11 – 17 % chất đường bột, 7 – 32 % chất khoáng và hàm lượng chất béo khá cao. Ở một số nước, giá bột giun khá đắt. Nơi có điều kiện nuôi được nhiều giun, có thể làm bột giun dùng thay thế bột cá, bột thịt trong thức ăn hỗn hợp lợn, gà. Bột giun bổ sung vào thức ăn gia cầm, lợn 3 - 5 %.

Cách làm bột giun như sau: Giun rửa sạch, để ráo, lấy cám trộn đều với giun theo tỉ lệ 1 kg cám cho 3 kg giun, rồi đem phơi hoặc rang sấy (phải trộn cám vì giun tiết ra nhiều chất nhờn). Khi giun đã khô giòn thì sàng bỏ cám, lấy giun rồi đem giã hoặc nghiền nhỏ thành bột, cho vào túi ni lông, đóng bao để bảo quản nơi khô ráo. Đem cám sàng bỏ cho gia súc, gia cầm ăn rất tốt.

 

      c) Làm mắm giun:

Giun sau khi làm sạch, trộn muối như muối mắm tép, sau vài ba tháng giun ngấu thành mắm. Cho lợn ăn mắm giun hàng ngày 15 - 20 g / con hoặc 2 ngày 1 lần 30 g / con.

      d)Làm dịch giun:  

      Sau khi làm sạch, giun được đem vào xử lý vi sinh để loại bỏ hoàn toàn một số nấm và vi khuẩn có hại, cũng như làm kích thích tăng trưởng một số vi khuẩn có lợi. Sau khoảng thời gian hợp lý, giun được lấy ra và trộn đều với một loại men Enzyme. Dịch giun Quế còn được xem như là một thức ăn bổ xung dưới dạng nước có thể thay thế hoàn toàn các loại như dầu mực, thức ăn bổ xung, vitamin C......và ngay cả các kháng sinh cần thiết để sản xuất con giống nuôi tôm, cá v.v…

      đ)Phân giun:

 

Sau khi thu hoạch ra khỏi chuồng ta đem phơi khô, cho vào bao hoặc đem ra sử dụng ngay cũng được. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân giun để xử lý nước cho ao tôm, cá rất hữu hiệu. Phân giun cũng có thể trộn đều với cám ngô, cám gạo làm thức ăn cho gia súc, gia cầm rất tốt.
    Blogger Comment
    Facebook Comment