Powered by Blogger.

Kỹ Thuật Nuôi Trùn - Tách Kén

Kính thưa bà con, sau nhiều năm nghiên cứu nay TRÙN QUẾ AN PHÚ xin đưa ra một phương pháp nuôi trùn mới mong mang lại năng suất cao trong nghề nuồi trùn quế, vì kiến thức có hạn, chúng tôi rất mong muốn nhận được những góp ý của bà con gần xa để nghề nuôi trùn quế chúng ta ngày một hoàn thiện hơn.



Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn mới bằng phương pháp tách kén - với phương pháp này không những mang lại hiệu quả kinh tế rất cao mà còn mang tính khoa học, Chúng tôi tạm đặt tên KTAP - 2012.

Theo phương pháp này, chúng ta cần thực hiện 3 bước:

Bước 1: thả giống
  • Cần 50m2 luống, xây 2m x 25m cao 20cm

  • Trải 1 lớp chất nền 5 – 8cm dưới đáy, tưới nước giữ ẩm

  • Sau 2 ngày tiến hành thả giống, giống phải được chọn lựa kỹ không bị ký sinh trùng, khoẻ mạnh và đặc biệt càng lớn càng tốt, số lượng 100kg/ 50m2

  • Sau khi thả giống được 1 ngày có thể cho ăn và chăm sóc bình thường.

  • Sau 3 tháng dùng loại lưới mùng màu đen cắt 2,5m và trải ngang trên mặt luống.

  • Thức ăn của trùn giống là phân bò, trâu, heo pha thật loãng với nước và tưới lên trên bề mặt của luống (lưới), ngày 2 lần thật mõng. Nhớ không tưới nước trực tiếp lên bề mặt.

  • Sau 10 ngày, dùng tay kéo nhẹ lưới và tạo tiếng động sao cho trùn sợ mà chui ngược xuống dưới.

  • Như vậy phần còn lại ta sẽ có là kén trùn, không thể nhìn thấy kén được bằng mắt thường.

  • Sau khi lấy kén ta trải lưới lên bề mặt và tiếp tục chu kỳ mới.

  • Khu vực luống phải đảm bảo thoáng mát và hơi tối.


Bước 2: Ấp kén

  • Sau khi thu kén, dùng khay nhựa có lỗ, lót lưới bên dưới và cho vào khay (khay 30cm x 50cm) 5kg kén. Cũng có thể trải 1 lớp >7cm cát dưới nền, phủ 1 lớp lưới lên trên và thả kén nếu không dùng khay.

  • Sau 10 – 12 ngày (chỉ tưới nước, không cho ăn) bắt đầu cho ăn, thức ăn của trùn con là phân bò, trâu, heo pha loãng với nước, trải từng hàng 10cm,mõng trên mặt luống hoặc 1 hàng trong khay nhựa.

  • Cho ăn ngày cách ngày, và tưới nuớc ngày cách ngày.

  • Sau khi ấp được 20 ngày ta có được sinh khối.

  • Lưống ấp  kén phải đảm bảo ấm, khô ráo, hạng chế gió, nhiệt độ 35oc là lý tưởng.


Bước 3: Thả sinh khối

  • Sau khi có được sinh khối (bây gìơ là những chú trùn con màu hồng) ta tiến hành thả sinh khối ra luống, 1 khay/ m2, nhớ vệ sinh luống thật sạch, trải trực tiếp sinh khối lên luống.

  • Ngay ngày hôm sau bắt đầu cho ăn, thức ăn của trùn con cũng bằng phân bò, trâu, heo pha loãng, tưới theo hàng trên mặt, lúc đầu 2 ngày cho ăn 1 lần, sau 1 ngày 1 lần và khi trùn được 30ngày tuổi thì cho ăn ngày 2 lần.

  • Sau 45 ngày có thể thu hoạch.

  • Trước ngày thu hoạch 1 tuần vỗ béo trùn bằng chất thải Biogas hoặc cho ăn định kỳ 1 lần/tuần

  • Luống trùn thoáng mát, vệ sinh.

Hiệu quả:
  • với cách làm mới này ta hoàn toàn tiết kiệm được không gian nuôi trùn 50%, làm giảm chi phí đầu tư

  • 1 m2 có thể thu hoạch được tới 4kg/ lần 45 – 50 ngày.

  • Thời gian đầu, trùn bố mẹ chưa được thuần hoá, nên việc làm cho trùn bố mẹ chui xuống dưới khi tách kén gặp kho khăn, tuy nhiên sau vài lần vấn đề này trở nên dể dàng, hơn nữa khi trùn bố mẹ trưởng thành thì 1 kén trùn sẽ cho ta 20 – 25 con thay vì chỉ vài ba con ban đầu (thời gian từ 4 tháng nuôi).

Khoa học:
  • Thu hoạch được trùn theo kích cở bằng nhau

  • Không còn việc thu hoạch những con trùn bố mẹ còn quá non làm trùn thương phẩm

  • Hoàn toàn tách biệt luống trùn chuyên sinh sản, luống chuyên ấp và luống chuyên nuôi trùn thương phẩm.

    Blogger Comment
    Facebook Comment