Powered by Blogger.

Dưỡng Sinh Giờ Thìn – Huyệt Túc Tam Lý

Trên vị kinh có rất nhiều huyệt vị, nhưng nếu muốn nói tới huyệt có tác dụng lớn nhất, chắc chắn phải kể tới huyệt Túc tam lý. Vì sao? Túc tam lý là huyệt hội hợp của vị kinh, cũng là điểm tập trung của chức năng dạ dày, chủ trị các chứng bệnh ở trên, trong  và dưới dạ dày, vì vậy mới có tên là “tam lý”. Huyệt này nằm ở chân, để phân biệt với Thủ tam lý, nên được gọi là “Túc tam lý”.
Túc tam lý nằm ở dưới chỗ lõm mé ngoài đầu gối khoảng 3 tấc, cách mé ngoài xương ống đồng một ngón tay. Thường bấm huyệt Tam lý có thể tăng cường sự co bóp của dạ dày, cường tráng tỳ vị. Đông y ngũ hành học cho rằng, tỳ và dạ dày thuộc Thổ, Túc tam lý trên vị kinh là huyệt Thổ trong Thổ kinh, có tác dụng tăng cường chức năng của tỳ và dạ dày.
Trong “Hoàng Đế nội kinh” chỉ ra, làm nóng huyệt Túc tam lý có thể giúp ăn ngon miệng hơn, thúc tiến quá trình phát triển của cơ thể. Cuốn “Châm cứu đại thành” có viết: “Nếu muốn cơ thể được yên, thường cứu huyệt Túc tam”, cứu tức là cứu mồi ngải (moxa stick) đốt nóng huyệt Túc tam lý, đốt đến mức da ở vị trí này nổi mụn nước, tạo ra mủ không vi khuẩn, đóng vảy, là có thể loại bỏ được hàn thấp trong dạ dày, cường tráng tỳ vị, khiến hậu thiên sinh hoá có nguồn. Vì sẽ để lại sẹo, nên để tránh gây ảnh hưởng xấu tới mỹ quan, tốt nhất nên dùng phương pháp đốt treo mồi ngải. Phương pháp này chính là nhằm mồi ngải vào đúng vị trí huyệt vị, giũ một khoảng cách nhất định, không được cho tiếp xúc trực tiếp với da, chỉ cần đợi đến lúc da ở trên huyệt Túc tam lý đỏ lên là được, tốt nhất nên sử dụng phương pháp này vào giờ Thìn.
Tương truyền tại Nhật Bản có một gia tộc trừơng thọ, bí quyết trường thọ của họ chính là thường xuyên cứu mồi ngải tại huyệt Túc tam lý trên vị kinh, tất cả những thành viên trong gia tộc này khi đủ 30 tuổi đều phải thực hiện phương pháp này, và đều thọ quá 100 tuổi mà không mắc bệnh. Đông y gọi yếu thuyệt Túc tam lý trên vị kinh là  yếu huyệt cường tráng, cho rằng thường xuyên cứu mội éngải vào huyệt Túc tam lý, có tác dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khoẻ, tăng cường thể lực, hoá giải mệt mỏi, cường tráng thần kinh, tránh lão hoá, có tác dụng phòng tránh bệnh tật, trúng gió cảm mạo, cao huyết áp, huyết áp thấp, biến hoá động mạch, bệnh mạch vành, đau tim, bệnh phổi mãn tính. di chứng xuất huyết vùng ngực.
Thường xuyên xoa hóp huyệt thúc tam lý có thể điều trị các bệnh tỳ vị, điều hoà khí huyết bổ hư nhược, phòng và điều trị các bệnh về dạ dày và đường ruột, và có tác dụng điều trị rất tốt đối với các chứng bệnh như dạ dày ruột hư nhược, công dụng của dạ dày và ruột bị giảm, ăn uống không ngon miệng, gầy, viêm phúc mạc (màng ổ bụng), đi ngoài, tiêu hoá hấp thụ không tốt, bệnh gan, viêm dạ dày cấp tính, viêm nhiệt miệng và đường tiêu hoá, viêm ruột cấp tính, bệnh kiết lị, sa dạ dày, viêm tuyến tuỵ, trướng bụng…, vì vậy người ta còn gọi huyệt Túc tam lý là huyệt trường thọ.
PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT TÚC TAM LÝ
Ngồi thẳng, đầu gối gập góc 90 độ, trừ ngón tay cái ra, tất cả các ngón  tay còn lại đặt song song với nhau, đặt ở chỗ lõm mé ngoài đầu gối, và duỗi thẳng xuống dưới, ở phía dưới hõm mé ngoài đầu gối 4 ngón tay đặt ngang, tức khoảng 3 tắc, dùng nóng vô danh ấn thẳng xuống, sẽ có cảm giác đau, tê. Tuỳ từng ngời ờimà cảm giác tê sẽ mở rộng xuống dưới hoặc lên trên.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG MỒI NGẢI
Mồi ngải là thanh ngải cứu có kích thước khác nhau được làm tưừ bột ngải cứu khô, hoặc dùng giấy cuộn thành, dùng để đốt nóng phía trên huyệt vị, thông thường thích hợp dùng với các bệnh mãn tính và bệnh hư hàn. Dưới đây là những phương pháp thường dùng.
Trích: Hoàng đế nội kinh
    Blogger Comment
    Facebook Comment