Powered by Blogger.

Phần 3 : Phân tích xu hướng thị trường online

Tiến hành nghiên cứu thị trường cho sản phẩm dự định kinh doanh online không chỉ là điều cần thiết, đó là một hành động khôn ngoan. Dành thời gian cho việc này sẽ giúp bạn khám phá liệu có hay không nhu cầu thực sự của khách hàng với ý tưởng kinh doanh online của bạn.
Mách nhỏ: Cho dù sản phẩm của bạn là gì đi chăng nữa, trước khi đặt hàng nhà sản xuất hoặc nhập buôn số lượng lớn, bạn cần dành thời gian khảo sát và phân tích các dữ liệu thu được để biết nhu cầu thị trường.

1. Nghiên cứu từ khóa về sản phẩm

Với công cụ này, bạn sẽ biết được khách hàng đang tìm kiếm gì trên toàn thế giới. Google Keyword Planner – Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google sẽ giúp bạn đánh giá xem trung bình một tháng có bao nhiêu người đang muốn tìm mua hoặc tìm hiểu về sản phẩm kinh doanh của bạn. Nghiên cứu từ khóa về sản phẩm với Google Keyword Planner là cách nghiên cứu thị trường nhanh chóng, và miễn phí. Nếu dự định kinh doanh một sản phẩm nào đó mà không có ai tìm kiếm nó, hoặc lượt tìm kiếm quá thấp, bạn nên tìm sản phẩm khác hoặc sẵn sàng chấp nhận thử thách là người đầu tiên bán nó trên thị trường. Và ngược lại, nếu từ khóa liên quan đến sản phẩm có trung bình tìm kiếm từ vài trăm đến một nghìn, bạn nên tăng tốc, bắt đầu bán hàng online ngay.
Nếu mà chẳng có ai tìm kiếm sản phẩm bạn dự định bán, đó không phải là dấu hiệu tốt
Google Keyword Planner cũng gợi ý thêm một số từ khóa liên quan khác nhau xung quanh từ khóa ban đầu của bạn. Bạn có thể tận dụng từ khóa gợi ý này khi viết mô tả sản phẩm trên blog, website, tiêu đề Seo, thẻ Meta, post thông tin lên mạng xã hội,…
Từ tháng 4/2018, Google Adword có những thay đổi quan trọng về giao diện và một số tính năng. Các từ khóa liên quan được gợi ý theo Đối sánh rộng, Đối sánh cụm từ và Đối sánh chính xác sẽ hỗ trợ bạn lên chiến dịch quảng cáo google hiệu quả nhất.
Làm thế nào sử dụng Google Keyword Planner? 
  • Bước 1. Đăng nhập.
  • Bước 2. Chuyển đến trang Lập kế hoạch chọn Công cụ lập kế hoạch từ khóa.
  • Bước 3. Nhập từ khóa bạn muốn kiểm tra.
  • Bước 4. Xem kết quả tìm kiếm và lựa chọn xem nên sử dụng như thế nào.
Sẽ nhanh thôi, bạn nhìn thấy việc lựa chọn chính xác từ khóa ngay từ đầu và sử dụng chúng cho SEO bài viết lẫn Google AdWords có ích như thế nào. Xác định sớm các cụm từ khóa giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tối ưu các chiến dịch.
Dưới đây là một ví dụ cho bạn dễ hình dung. Giả sử tôi chuẩn bị kinh doanh áo sơ mi nam. Vì thế tôi sẽ bắt đầu với một vài từ khóa:
  • Áo sơ mi
  • Áo sơ mi nam
  • Sơ mi nam văn phòng
Nhìn vào kết quả trên, tôi bắt đầu nhận ra rằng, cụm từ “áo sơ mi nam” hơn 22000 lượt tìm kiếm nhưng nó quá rộng. Vì vậy tôi sẽ lựa chọn một số từ khóa khác đảm bảo các tiêu chí:
  • Có lượng tìm kiếm cao
  • Mức độ cạnh tranh thấp, hoặc trung bình
  • Có liên quan nhất đến sản phẩm tôi bán
Và cuối cùng các từ khóa tôi lựa chọn lại là:
  • Áo sơ mi nam công sở
  • Áo sơ mi nam Hàn Quốc
Vì các mặt hàng của tôi đều nhập từ Quảng Châu, form ôm dáng trẻ trung, rất phù hợp cho dân văn phòng và sinh viên.
Tôi sẽ làm gì với những từ khóa đã lựa chọn này? Dưới đây là tất cả nhữn gì tôi có thể ứng dụng:
  • Chèn từ khóa vào các bài viết mô tả sản phẩm
  • Chèn vào tiêu đề SEO và các thẻ meta
  • Chèn vào nội dung các bài viết Blog
  • Chèn vào phần giới thiệu Facebook page, mô tả video trên Youtube
  • Và rất nhiều cái khác nữa …

2. Tìm kiếm và đánh giá các xu hướng nổi bật

Bạn có biết, trong “vũ trụ” Google, còn có thứ gọi là Google Trend. Vẫn là từ khóa về sản phẩm đã tìm trong Google Keyword Planner. Lần này, bạn hãy tìm kiếm nó trong vài năm xem có sự gia tăng đột phá nào không? Bạn cũng có thể so sánh lượt tìm kiếm của vài từ khóa khác nhau và đánh giá ảnh hưởng của nó.
Đây là xu hướng tìm kiếm hai cụm từ “kinh doanh đồ chơi trẻ em” và “bán đồ chơi trẻ em” trên Goole trong vòng 5 năm qua theo từng giai đoạn và phạm vi. Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai địa điểm hàng đầu với giá trị lần lượt và 98 và 100. Bạn hãy thử cụm từ mình muốn kiểm tra và kéo chuột đến phần màu đỏ sẽ cho ra kết quả tương ứng.

3. Tìm kiếm trên mạng xã hội

Xem xét các cuộc thảo luận, lượt nhắc đến “mention” của mọi người trên diễn đàn, facebook, forum  hoặc 1 thương hiệu có dòng sản phẩm tương tự như sản phẩm bạn dự định kinh doanh cũng là một cách tuyệt vời phân tích xu hướng thị trường online. Truyền thông xã hội cho bạn giúp bạn khám phá ra khía cạnh khác của thị trường mục tiêu. Đừng quên khảo sát trên tất cả các kênh và lắng nghe nhiều thông điệp hơn từ các khách hàng tiềm năng. Bạn cần note lại những ý kiến hay, những gợi ý tuyệt vời từ phía khách hàng và sử dụng chúng trong các chiến dịch truyền thông thương hiệu, khuyến mãi sản phẩm khi cần.
Sử dụng ngôn ngữ của khách hàng mục tiêu của bạn sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập chất lượng vào trang web của bạn, xây dựng cơ sở khách hàng trung thành và tăng chuyển đổi.
  • Theo dõi các hashtag và xu hướng tổng thể của mạng xã hội.
  • Sử dụng thanh tìm kiếm trên Instagram giúp bạn có thêm góc nhìn khác về thị trường.
  • Check tất tần tật mọi thứ về Hashtag: có bao nhiêu người sử dụng nó, các hashtag liên quan và những bức hình phổ biến, liên quan đến hashtag.
Bạn sẽ hiểu rằng, tận dụng hashtag, trend trên mạng xã hội để thu hút nhanh hơn nữa cộng đồng là cách tuyệt vời đưa thương hiệu đến gần hơn người tiêu dùng.

4. Xây dựng blog

Những sản phẩm gắn với câu chuyện thường thu hút nhiều hơn sự chú ý của khách hàng. Ngoài cách tiếp cận cộng đồng trên mạng xã hội, bạn có thể tự xây cộng đồng cho riêng mình bằng bài viết trên facebook, blog. 

5. Tham khảo Kickstarter hoặc IndieGoGo

Sự hỗ trợ bạn giành được trên các trang web này mang lại cho bạn khả năng tiếp cận thông tin và quảng bá sản phẩm cho những người có tầm ảnh hưởng, và chính họ sẽ là nhân tố lan truyền câu chuyện và sản phẩm của bạn tới cộng đồng. Đây còn là nơi bạn có thể crowdfunding và thu hút sự chú ý của nhiều người để xây dựng cơ sở khách hàng và danh sách email. Ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp và tung sản phẩm của mình lên Kickstarter và IndieGoGo kêu gọi vốn đầu tư, điển hình như:Code4StartupHidrateMe, Jelly Galaxy đã tạo được sự chú ý và thành công trên Kickstarter.
Kickstarter có tập khách hàng khổng lồ hứng thú với những sản phẩm mới lạ. Nếu tự tin về sản phẩm đừng ngần ngại giới thiệu chúng trên Kickstarter nhé.

6. Mở rộng mạng lưới và đánh giá hoạt động của từng kênh

Tất nhiên, bạn cần mở rộng sự xuất hiện của mình trên tất cả các kênh: facebook, Instagram, Tweet trong thời gian đầu mới tung ra sản phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải, đánh giá lại cụ thể hoạt động hiệu quả của từng kênh. Và xem xét những lời nhận xét, phản hồi trung thực từ khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm. Tạo ra những kịch bản sale trên diễn đàn sau và ghi chép lại phản hồi trung thực: Webtretho, Lamchame, Tinhte, Otofun, Bongdaso, Otosaigon, Phununet nhé.

7. Xem xét phạm vi cạnh tranh

Đánh giá phạm vi cạnh tranh, và quy mô thị trường – đây là việc khó, nhưng rất quan trọng. Bạn cần làm rõ xem:
  • Thị trường đã bão hòa hay chưa?
  • Thương hiệu nào đang bao phủ thị trường?
  • Thị phần của sản phẩm.
Nếu thấy rằng, sản phẩm mình định kinh doanh đã có quá nhiều người bán, đừng chán nản, hay quay về bước đầu tiên – xây dựng, tìm kiếm sản phẩm, cố gắng tìm ra cách cải tiến, làm mới chúng.

8. Google

Tìm hiểu về sản phẩm trên Google nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều người mới kinh doanh thường bỏ quên tiềm năng của nó  hoặc làm không triệt để việc này. Theo dõi và nắm bắt thông tin về thị trường thương mại điện tử – nơi bạn bán hàng online và xu hướng phát triển sản phẩm rất cần thiết. Một vài trang dưới đây sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin này một cách nhanh chóng: Blog Sapo, Brand Vietnam, Tạp chí bản lẻ. Nếu có thể đọc tiếng Anh, bạn nên lướt qua, Internet Retailer, Business Insider, Harvard Business Review, First Round Review, WWD, Inc, Entrepreneur.
    Blogger Comment
    Facebook Comment