Powered by Blogger.

9 Kỹ năng phải có của 1 Web Designer

Nền công nghiệp thiết kế website đang phát triển và ngày một đòi hỏi nguồn nhân lực chuyên nghiệp hơn. Rất nhiều công ty, tổ chức có nhiều hoạt động online đang “khát” nguồn nhân lực có khả năng thiết kế, phát triển hay quản lý website. Và các công việc trong lĩnh vực thiết kế web dường như đã trở thành một xu hướng chưa hề có dấu hiệu nguội lạnh. 

Dù bạn vừa chập chững bước chân vào nghề thiết kế web hay đang tìm hiếm cơ hội thay đổi nghề nghiệp của mình trở thành một chuyên gia về web, thì những kỹ năng được đề xuất dưới đây đều sẽ cực kỳ thích hợp với bạn.

HTML :  HTML là một trong những công cụ quan trọng nhất đối với một nhà thiết kế web. Đối với nhiều người, “ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản” này chính là con đường dẫn dắt họ đến với thế giới thiết kế website.

Có lẽ bạn đều đã biết, HTML chính nền tảng đầu tiên để một trang web được xây dựng. Ngay cả khi bạn có ý định sử dụng mã nguồn mở như (Wordpress, Magento hay Joomla,...) để thiết kế web, thì việc biết HTML vẫn giúp ích cho bạn. Hiểu về HTML cho phép bạn biết rõ hơn cách thức các công cụ này hoạt động và cho phép bạn kiểm soát được nhiều hơn công việc của mình. Kiến thức này cũng sẽ đảm bảo rằng, nếu các mã nguồn mở không đáp ứng hết yêu cầu của bạn, bạn hoàn toàn có khả năng tự tạo ra sản phẩm của riêng mình.
CSS

Trong khi HTML miêu tả cấu trúc của website, CSS sẽ đảm bảo “diện mạo” trực quan cho trang web của bạn. Như vậy, CSS là một ngôn ngữ cực kỳ quan trọng mà các nhà thiết kế web cần phải học hỏi.

CSS là một kỹ năng bắt buộc đối với các nhà thiết kế web, đặc biệt là các front-end developer. Mặc dù CSS cũng được xem hữu ích cho các back-end developer, tuy nhiên vai trò của nó không quan trọng như đối với các chuyên gia thiết kế front-end. Điều này nói lên tầm quan trọng của CSS vì nó giúp cho qua trình tương tác của người dùng với website trở nên hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

Đối với nhiều web desiger, họ tìm tìm tòi cả về CSS và HTML vì hai ngôn ngữ này tạo thành một bộ đôi vừa để xây dựng cấu trúc vừa là cơ sở cho kiểu dáng của website.

JavaScript : JavaScript là yếu tố quan trọng tạo nên tính tương tác của một trang web. Các nhà thiết kế web nên thành thạo JavaScript trước khi họ học bất kỳ ngôn ngữ nào khác hỗ trợ tăng tính tương tác cho website. 

Cùng với HTML và CSS, JavaScript tạo nên 3 tầng quan trọng nhất trong một thiết kế đó là: cấu trúc, vẻ bề ngoài và khả năng tương tác.

Dù vậy, một nhà thiết kế web có thể không cần thiết phải học JavaScript trừ khi họ tham gia vào quá trình thiết kế front-end.

PHP, ASP, Java, Perl, hoặc C ++ :  Làm việc trong lĩnh vực thiết kế website đòi hỏi bạn phải hiểu biết ít nhất một hoặc hai ngôn ngữ lập trình. Thực tế, ngoài những chương trình tôi đề xuất, còn có rất nhiều các lựa chọn khác, tuy nhiên đây được coi là những chương ngôn ngữ phổ biến nhất.

Trong số đó, PHP là ngôn ngữ được chấp nhận mạnh mẽ nhất bởi cộng đồng. Nếu không đủ thời gian để học vài ngôn ngữ, bạn nên ưu tiên học PHP trước. Bởi vì hiện tại, tài nguyên trực tuyến về PHP vô cùng dồi dào và hữu ích cho bạn.

Là một nhà thiết kế web, nếu muốn tăng thêm giá trị cho bạn thân, thì tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình là một lựa chọn không tồi. Cần phải thừa nhận rằng, các cơ hội nghề nghiệp mở ra cho kỹ năng này không còn nhiều như trước, nhưng đây là một kỹ năng khó và khi có được nó kỹ năng của bạn chính là một “thứ tài sản cao cấp”.

Gu thiết kế : Có một cảm nhận tốt về thẩm mỹ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những ai chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế. Có nhiều nhà thiết kế web chỉ hơn nhau ở chỗ biết được màu sắc nào là tốt, nhưng đã tạo ra một sự khác biệt lớn. Bạn phải am hiểu về các yếu tố trong một thiết kế cũng như các nguyên tắc thiết kế cơ bản, các mẹo hay về các sử dụng hình ảnh, hiệu chỉnh bố cục và vô vàn vấn đề khác nữa. Bạn cũng cần chú ý đến tính thực tế của thiết kế, tức là người dùng sẽ tương tác với thiết kế của bạn hiệu quả ra sao, và làm cách nào phát triển được mối giao cảm giữa người dùng và thiết kế?


Hỗ trợ nền tảng di động :  Ngày nay để truy cập vào Internet, chúng ta có thể sử dụng rất nhiều thiết bị với các kích cỡ đa dạng. Để đáp ứng được xu hướng này, website cần phải tương thích với một lượng lớn các kích thước khác nhau đó.

Do vậy, xây dựng responsive website là một yêu cầu không thể thiếu với bất kỳ công ty sử dụng website nào. Đó cũng là lý do vì sao các designer ngày nay thực sự cần biết cách làm thế nào để thiết kế website trông thật tuyệt trên mọi thiết bị.

Không chỉ là responsive website, hỗ trợ nền tảng di động còn liên quan đến nhiều điều khác. Nếu bạn có thể phát triển app trên di động, đặc biệt khi những app này là một kênh có khả năng liên kết với website, bạn sẽ cực kỳ nổi bật trong thị trường tìm kiếm các web designer chuyên nghiệp. 
Kỹ năng phục vụ khách hàng : 

Mặc dù đây không phải là kỹ năng chuyên môn và đặc thù của designer, nhưng kỹ năng mềm này sẽ là một vũ khí tuyệt vời trong sự nghiệp thiết kế web của bạn.

Dù bạn đang làm việc cho một công ty, hay là một freelancer , bạn đều cần giao tiếp với mọi người, giải thích với họ những ý tưởng thiết kế cũng như quản lý các mối quan hệ.

Dù biết rằng bạn sẽ rất bận rộn đề bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn cho mình, nhưng cũng đừng quên dành chút thời gian trau dồi kỹ năng phục vụ khách hàng. Dù có giỏi về chuyên môn thế nào, bạn đều rất dễ thất bại nếu không đối xử với khách hàng đúng mực.

SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) luôn vô cùng hữu ích cho bất cứ ai nằm trong đội ngũ xây dựng một trang web. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trong công cụ tìm kiếm, từ nội dung của trang web, các internal link, đến tốc độ tải và hiệu suất làm việc, cũng như tính thân thiện trên các thiết bị di động,... Tất cả những yếu tố này là những yếu tố mà một nhà thiết kế web nên chú ý và biết cách kiểm soát để làm cho một trang web hấp dẫn hơn và dễ tìm thấy hơn khi khách hàng cần.

Quản lý dự án :  Quản lý dự án là một kỹ năng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực và thiết kế web cũng không phải là ngoại lệ. Không cần là một nhà quản lý, bạn vẫn cần đến kỹ năng này. Kỹ năng quản lý dự án giúp bạn khởi động dự án một cách có kế hoạch, giữ vững tiến độ và đảm bảo nhiều khả năng cho một dự án thành công hơn. Và trong tương lai, nếu muốn hướng đến một ví trí cao hơn, việc nắm giữ kỹ năng này chính là một lợi thế lớn cho bạn.
    Blogger Comment
    Facebook Comment