Powered by Blogger.

CÁCH SẮP XẾP THỜI GIAN HỢP LÝ VÀ THÔNG MINH NHẤT

Cách sắp xếp thời gian hợp lý và thông minh nhất. Làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn? Bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý và chia nhỏ khối lượng công việc, bạn có thể gặt hái nhiều thành công trong quá trình làm việc hơn.


Sắp xếp thời gian để làm việc hiệu quả hơn

 Ngày nay, con người bận rộn một cách khó hiểu: công việc và nhiều trách nhiệm khác trong cuộc sống đã chiếm hết thời gian của họ. Vì thế họ không còn lúc nào để cải thiện khả năng làm việc của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số mẹo nhỏ để giải quyết vấn đề trên.

Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình. Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm ở công ty, ở nhà... Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.

Bạn nên có một thời gian biểu mới, thay vì ghi lên trên đó hàng loạt những việc cần làm, bạn hãy ghi chỉ những việc quan trọng nhất và thực sự có tác dụng cải thiện hiệu quả làm việc của bạn. Có nhiều trang web về kỹ năng quản lý thời gian trên mạng, nhưng nếu bạn chỉ đọc mà không làm theo thì sẽ không có tác dụng gì. Đừng nghĩ rằng bạn có quá ít thời gian để làm theo những gì người ta chỉ dẫn. Nếu bạn biết vận dụng những lời chỉ dẫn đó để sắp xếp lại thời gian của mình thì hiệu quả công việc sẽ rất cao đấy!

Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả. Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Những mục tiêu của bạn phải thực tế, tránh những gì vượt quá khả năng của bạn. Hãy chọn những lĩnh vực mà bạn cảm thấy tự tin nhất và rèn cho mình tính kỷ luật.

Thói quen ghi nhận những thành công của mình cũng quan trọng không kém. Chỉ đơn giản bằng cách tự thưởng cho mình một bữa ăn thật thịnh soạn hay một cuộc đi dạo trong công viên. Việc ghi nhận thành công giúp bạn tự tin để sẵn sàng gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Ví dụ nếu bạn quyết định theo một khoá học. Mục tiêu ngắn hạn là tìm hiểu về chi phí và địa điểm của khoá học đó. Hiện nay có rất nhiều cách học. Bạn có thể chọn một lớp học buổi tối, lớp học cuối tuần hoặc một chương trình học trên mạng. Còn mục tiêu dà hạn chính là hoàn thành khóa học đó. Bằng những cách trên bạn đã dành nhiều hơn 2 giờ một tuần để cải thiện công việc của mình.

Một khía cạnh khác của quản lý thời gian đó là hãy theo dõi quá trình hoạt động của bản thân. Nếu bạn làm việc cho một cơ quan nhà nước, bạn có thể sẽ được cất nhắc lên nhiều vị trí khác nhau. Trong quá trình thăng tiến này, bạn sẽ phải trải qua nhiều lần kiểm tra và phỏng vấn. Bạn nên có lịch riêng để theo dõi nếu không bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá để cải thiện vị trí của mình trong công ty. Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp thăng chức chỉ vì khi bạn đọc được thông báo tuyển dụng nội bộ của công ty thì nó đã... hết hạn 2 ngày.

Hãy bố trí lịch làm việc phù hợp với đồng hồ sinh học của bạn. Hãy giải quyết những việc khó khăn khi đầu óc bạn minh mẫn nhất. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn vừa đi làm, vừa đi học. Bạn sẽ thấy trong ngày có những thời điểm bạn học rất dễ vô. Nếu biết chọn dúng thời điểm bạn sẽ làm được rất nhiều việc. Một mẹo khác là bạn có thể "một công đôi việc". Ví dụ bạn có thể học trong khi làm việc nhà hoặc khi lái xe bằng cách sử dụng băng, đĩa. Đây là cách rất tuyệt để tận dụng thời gian.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn có kỹ năng sáng tạo và phân tích để đánh giá được hoàn cảnh của mình và những việc cần làm, bạn sẽ có thời gian. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình bạn nhé.
5 Cách sắp xếp thời gian để học hiệu quả hơn
Có lẽ 1 ngày 24h là không bao giờ đủ đối với con người hiện đại nói chung và với teens nói riêng.Làm gì, phân bổ thời gian thế nào để đảm bảo đầy đủ bài vở trên lớp, học thêm, đọc thêm… hoàn toàn không đơn giản chút nào.

1. Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình

Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.

2. Một số mẹo nhỏ giúp bạn sắp xếp thời gian học

• Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học

Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm
lịch học thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao.
• Có tổng kết và updates sau mỗi tuần.

• Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước.

• Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ.

• Có thời gian chết? Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát.

• Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học.

• Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.

• Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài )

3. Mục tiêu của bạn là gì?

Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.

Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Kì này bạn phải làm tất cả bao nhiêu bài kiểm tra, điểm số trung bình bạn đặt ra là bao nhiêu? Thi 8 tuần, thi học kì, thi cuối năm, thi tốt nghiệp… hãy cố gắng vượt qua từng chặng.

4. Bạn nên có một thời gian biểu


Chà! Thời gian biểu hàng tuần của tớ thật là đẹp!

• To-Do list- Danh sách những việc cần làm:

Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài

• Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:

Bạn có thể làm thời gian biểu bằng tiếng Anh, ghi đầu việc bằng tiếng Anh để “mài sắc” ngoại ngữ của mình!

Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.

Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.

Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.

• Lịch ghi kế hoạch lâu dài
9 cách sắp xếp thời gian hợp lý

1. Hãy lập thời gian biểu – thao tác thời học phổ thông – hoặc lên danh sách những việc cần làm. Đưa ra hạn chót cho từng việc cụ thể.

2. Hãy làm những việc khó nhất khi bạn tỉnh táo nhất.

3. Hãy dành một ít thời gian cho riêng mình. Có thể bằng cách đi ngủ muộn hơn nửa tiếng hoặc dậy sớm hơn nửa tiếng.

4. Hãy sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.

5. Giảm việc thời gian làm việc nhà càng nhiều càng tốt. Hãy cố gắng làm nhanh gọn việc nhà nhất có thể thời gian bạn nên dành cho công việc, học tập nhiều hơn.

6. Học cách nói không với những lời mời mà bạn không muốn nhận hay những công việc mà bạn không muốn làm.

7. Hãy học tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, đừng dề dà.

8. Đừng quá cầu toàn. Nếu công việc của bạn yêu cầu đến đâu, hãy làm tốt đến đó. Đừng dành quá nhiều thời gian cho nó để cố gắng làm tốt quá nó lên sẽ mất nhiều thời gian lắm. Thay vào đó bạn nên dành thời gian đó để làm tốt những việc khác nữa.

9. Làm chủ kỹ thuật. Hãy tận dụng tối đa chức năng của máy tính, Internet hay những thiết bị hiện đại khác. Đừng coi máy tính chỉ là cái máy đánh chữ nâng cấp.
Phương pháp sắp xếp công việc và làm chủ thời gian
Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều cho dù bạn là một doanh nhân, một thương gia hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một khoảng thời gian như nhau. Chính vì thế quản lí thời gian là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực.
Quản lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của bạn, đồng thời còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng cho cả những người xung quanh bạn. Hãy thử trả lời hai câu hỏi sau đây:
- Bạn sử dụng thời gian ra sao?
- Thời gian của bạn bị lãng phí khi nào?
Chúng ta thường nghe mọi người than vãn rằng họ không có đủ thời gian cho việc này hay việc kia. Thực chất họ đang để thời gian quý báu của mình lăng lẽ trôi đi mà không hề hay biết. Mặt khác những người thành đạt họ thường có nhiều thời gian để hoàn thành những mục tiêu hay kế hoạch  đã đặt ra, bởi vì họ biết cách sử dụng quỹ thời gian vốn có. Để đạt được hiệu quả như mong muốn đầu tiên, hãy tham khảo một phương pháp gồm 4 bước sau đây
Bạn phải  sắp xếp công việc sao cho cân đối, ưu tiên những việc giúp tiếp cận mục tiêu nhanh nhất
Sau đó lên kế hoạch cho công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và cho cả năm.  Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Định thời gian cụ thể cho từng việc và quyết tâm hoàn thành đúng thời hạn.
Gạch bỏ những việc đã hoàn tất điều này sẽ mang lại cảm giác thoải mái và phát sinh động lực cho bạn làm những việc tiếp theo.
Khi bạn dành thời gian đọc sách báo nghĩa là bạn đang mua kiến thức bằng thời gian, khi bạn ưu tiên thì giờ cho việc đi mua sắm hay các hoạt động giải trí ko cần quan tâm mất bao lâu đồng nghĩa với việc bạn đang cầm tiền vứt qua cửa sổ. Thời gian là tiền bạc. Mỗi phút trôi qua là mỗi phút bạn tiêu pha, thời gian đã qua không thể lấy lại. Chúng ta không điều khiển được thời gian theo ý mình nhưng chúng ta có thể kiểm soát được cách sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn chính là người làm chủ được cuộc sống.
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước. Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
Đừng bỏ qua “thời sự” bạn nhé!

Đừng chỉ có biết học và học, bạn sẽ trở thành một con mọt sách! Hãy chú ý đến các vấn đề thời sự học tập qua sách báo, đài, ti vi, internet… để cập nhật thông tin bạn nhé. Hãy coi nó gần như là một hình thức giải trí những lúc căng thẳng! Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp học thêm miễn phí, cơ hội học bổng du học khi nó đã hết hạn đăng kí 2 ngày phải không?

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình để thấy sự tiến bộ từng ngày bạn nhé.
Sắp xếp thời gian làm việc hiệu quả
Bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý và chia nhỏ khối lượng công việc, bạn có thể gặt hái nhiều thành công trong quá trình làm việc hơn. Sau đây là bí quyết giúp bạn sắp xếp thời gian để làm việc hiệu quả hơn.
Bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý và chia nhỏ khối lượng công việc, bạn có thể gặt hái nhiều thành công trong quá trình làm việc hơn. Ảnh: internet
Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình. Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm ở công ty, ở nhà... Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hằng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.
Bạn nên có một thời gian biểu mới, thay vì ghi lên trên đó hàng loạt những việc cần làm, bạn hãy ghi chỉ những việc quan trọng nhất và thực sự có tác dụng cải thiện hiệu quả làm việc của bạn. Có nhiều trang web về kỹ năng quản lý thời gian trên mạng, nhưng nếu bạn chỉ đọc mà không làm theo thì sẽ không có tác dụng gì. Đừng nghĩ rằng bạn có quá ít thời gian để làm theo những gì người ta chỉ dẫn. Nếu bạn biết vận dụng những lời chỉ dẫn đó để sắp xếp lại thời gian của mình thì hiệu quả công việc sẽ rất cao đấy!
Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả. Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Những mục tiêu của bạn phải thực tế, tránh những gì vượt quá khả năng của bạn. Hãy chọn những lĩnh vực mà bạn cảm thấy tự tin nhất và rèn cho mình tính kỷ luật.
Thói quen ghi nhận những thành công của mình cũng quan trọng không kém. Chỉ đơn giản bằng cách tự thưởng cho mình một bữa ăn thật thịnh soạn hay một cuộc đi dạo trong công viên. Việc ghi nhận thành công giúp bạn tự tin để sẵn sàng gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Ví dụ nếu bạn quyết định theo một khoá học. Mục tiêu ngắn hạn là tìm hiểu về chi phí và địa điểm của khoá học đó. Hiện nay có rất nhiều cách học. Bạn có thể chọn một lớp học buổi tối, lớp học cuối tuần hoặc một chương trình học trên mạng. Còn mục tiêu dà hạn chính là hoàn thành khóa học đó. Bằng những cách trên bạn đã dành nhiều hơn 2 giờ một tuần để cải thiện công việc của mình.
Một khía cạnh khác của quản lý thời gian đó là hãy theo dõi quá trình hoạt động của bản thân. Nếu bạn làm việc cho một cơ quan nhà nước, bạn có thể sẽ được cất nhắc lên nhiều vị trí khác nhau. Trong quá trình thăng tiến này, bạn sẽ phải trải qua nhiều lần kiểm tra và phỏng vấn. Bạn nên có lịch riêng để theo dõi nếu không bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá để cải thiện vị trí của mình trong công ty. Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp thăng chức chỉ vì khi bạn đọc được thông báo tuyển dụng nội bộ của công ty thì nó đã... hết hạn 2 ngày.
Hãy bố trí lịch làm việc phù hợp với đồng hồ sinh học của bạn. Hãy giải quyết những việc khó khăn khi đầu óc bạn minh mẫn nhất. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn vừa đi làm, vừa đi học. Bạn sẽ thấy trong ngày có những thời điểm bạn học rất dễ vô. Nếu biết chọn dúng thời điểm bạn sẽ làm được rất nhiều việc. Một mẹo khác là bạn có thể "một công đôi việc". Ví dụ bạn có thể học trong khi làm việc nhà hoặc khi lái xe bằng cách sử dụng băng, đĩa. Đây là cách rất tuyệt để tận dụng thời gian.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn có kỹ năng sáng tạo và phân tích để đánh giá được hoàn cảnh của mình và những việc cần làm, bạn sẽ có thời gian. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình bạn nhé.
Cách sắp xếp thời gian để tránh stress?
Hãy lên danh sách những việc cần làm, đặt ra thời hạn hoàn thành, chỉ nên tập trung vào thực hiện một việc...

Nắm bắt và duy trì kỹ năng quản lý thời gian một cách hiệu quả, bạn sẽ không phải đối mặt với áp lực công việc hay stress. Bạn có thể làm việc hiệu quả hơn và có thêm thời gian để thư giãn. Những kỹ năng quản lý thời gian cũng tương tự như giày hoặc quần jean, phải thử một vài món trước khi tìm được thứ phù hợp. Mỗi người sẽ quản lý thời gian theo cách khác nhau và phải tự tìm cho mình cách tốt nhất.

Dưới đây là một số kinh nghiệm rất hữu ích.
 
Sử dụng thời gian hiệu quả là chìa khóa quan trọng để dẫn tới thành công.

1. Lên danh sách thật khả thi những việc cần làm

Cốt lõi của việc lập danh sách là bạn thực sự phải sử dụng chúng. Nên hẹn giờ vào điện thoại hoặc máy tính. Một trong những điều quan trọng là đảm bảo cho danh sách này thật khả thi. Chẳng ai thích thú với danh sách quá dài và gần 2/3 trong số đó vẫn chưa được hoàn thành vào cuối ngày. Hãy dành ưu tiên cho những việc thật sự cần thiết. Bạn thậm chí có thể lập 3 danh sách - cá nhân, gia đình và công việc.

2. Đặt hạn chót cho mình

Cần nhấn mạnh rằng sẽ chẳng ích gì khi xác lập hạn chót nếu bạn cứ liên tục trì hoãn mọi việc. Đề ra hạn chót và phải tự giác tuân thủ. Đặt thời hạn vài ngày trước khi hoàn thành nhiệm vụ để đảm bảo công việc vẫn được hoàn thành đúng thời hạn ngay cả khi gặp phải cản trở bất ngờ.

3. Không nên kiêm nhiệm quá nhiều việc

Những người thích ôm đồm công việc thường nghĩ rằng họ có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi việc, nhưng đôi khi đó không phải là suy nghĩ khôn ngoan nhất. Hãy chấp nhận thực tế rằng đầu óc của chúng ta sẽ hoạt động tốt hơn khi chỉ thực sự tập trung vào một việc.

4. Giao nhiệm vụ cho người khác

Đối với một số người có xu hướng thích nắm quyền kiểm soát thì ý nghĩ này sẽ khiến họ hơi băn khoăn. Tuy nhiên, cho dù có giỏi đến mức nào, bạn cũng không thể làm hết tất cả mọi việc. Đôi khi chúng ta ôm đồm quá nhiều thứ ngoài khả năng của mình. Giao việc không có nghĩa là bạn kém cỏi, đó là dấu hiệu của sự thông minh. Giao việc cho những người thông thạo và đáng tin cậy giúp bạn giảm thiểu căng thẳng và xử lý công việc hiệu quả hơn.

5. Tận dụng thời gian “chết”

Bước này đòi hỏi một chút cân nhắc. Hoàn toàn không tốt nếu sử dụng tất cả thời gian trong ngày cho việc lập kế hoạch, điều này có thể khiến bạn gia tăng stress và kiệt sức. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng khoảng thời gian bị kẹt xe vào lúc sáng sớm để lên kế hoạch cho buổi tối của mình, hoặc dùng thời gian ngồi chờ trong phòng khám để tranh thủ ghi lại những thứ đồ linh tinh cần mua. Nếu có những cơ hội như vậy hãy tận dụng triệt để, và ghi nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để thư giãn khi cần thiết.

6. Tự thưởng cho mình

Hãy ăn mừng khi hoàn thành một công việc nào đó. Ăn mừng như thế nào là tùy ở bạn. Lời khuyên là nên chọn những cách lành mạnh hoặc khiến bạn thật sự thích thú miễn là đừng quá trớn, và không để nó khiến bạn xao nhãng nhiệm vụ khác.
    Blogger Comment
    Facebook Comment