Powered by Blogger.

Nhân viên cần gì ở sếp?

Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Gallup, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân ẩn sau quyết định nghỉ việc. Trong đó, “nghỉ vì sếp” chiếm 50% trong tổng số 7200 người tham gia khảo sát.

Nhân viên không nghỉ vì công việc, họ nghỉ vì sếp.

Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Gallup, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân ẩn sau quyết định nghỉ việc. Trong đó, “nghỉ vì sếp” chiếm 50% trong tổng số 7200 người tham gia khảo sát.

Vậy, nhân viên cần gì ở sếp ? – Đơn giản, đó là “sự giao tiếp”.

Gallup cho biết những nhân viên thường xuyên tham gia các buổi họp với sếp sẽ gắn kết và nhiệt tình hơn gấp 3 lần trong công việc. Họ muốn được trao đổi với sếp của mình mỗi ngày, không chỉ về mục tiêu, doanh số bán hàng hay một bài thuyết trình sắp tới, mà họ còn muốn được sếp quan tâm đến cuộc sống cá nhân hơn nữa.

Cũng trong khảo sát, nhóm nhân viên “hoàn toàn đồng ý” với nhận định “Tôi có thể trao đổi với sếp bất kỳ đề tài gì”chiếm tỷ lệ cao nhất 54% là những người chủ động gắn kết với sếp. Nhóm “đồng ý” chiếm tỷ lệ cao thứ 2 nhưng chỉ chiếm 24%. Gần một phần tư còn lại cho biết họ cảm thấy không thoải mái khi trao đổi những vấn đề cá nhân với sếp.

Theo Jim Harter – chuyên gia nghiên cứu phúc lợi của Gallup cho biết, những nhân viên có thể giao tiếp cởi mở thường có xu hướng đặt niềm tin sâu sắc vào sếp của mình.

Thêm một yếu tố giúp cải thiện sự gắn kết là lập thứ tự ưu tiên và mục tiêu trong công việc. Khảo sát cho biết các nhân viên cảm thấy họ nhận được rất ít thông tin về những gì sếp mong đợi từ họ. 12% nhân viên thừa nhận sếp có giúp họ sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc. Và chính những nhân viên này cảm thấy hạnh phúc hơn so với những nhân viên không được sếp giúp thiết lập mục tiêu công việc.

Ngoài ra, nhu cầu cơ bản nhất của nhân viên là biết chính xác kỳ vọng của sếp, điều này sẽ giúp họ làm việc tốt hơn.

Harter cho biết: “Đối với những nhân viên gắn bó với công ty, ý thức trách nhiệm cũng rất quan trọng vì tất cả các nhân viên đều cần có quy chuẩn làm việc như nhau, và kẻ lười biếng sẽ bị sa thải. Vì vậy, ý thức trách nhiệm chính là sự bình đẳng”.

Gallup cũng phát hiện ra: chỉ có ba trong số mười nhà quản lý có tài năng thiên bẩm hoặc có tố chất để trở thành lãnh đạo xuất sắc. Họ biết cách động viên nhân viên tự tin vào bản thân để vượt qua trở ngại, tạo ra một văn hoá làm việc có trách nhiệm, xây dựng mối quan hệ dựa trên niềm tin và ra những quyết định công bằng cho lợi ích của tập thể và công ty. Đáng buồn là chỉ có 10% quản lý hội tụ đủ năm tố chất này, 20% có sẵn một vài tố chất và những tố chất tiềm ẩn còn lại sẽ được phát triển theo thời gian.

Do đó để nhân viên gắn bó lâu dài với công việc thì người quản lý nên trao đổi cởi mở, quan tâm đến nhân viên của mình nhiều hơn, giúp họ thiết lập các mục tiêu công việc và phát triển bản thân, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.

    Blogger Comment
    Facebook Comment