Powered by Blogger.

Dưỡng Sinh Giờ Thìn – Vị Kinh

ĐƯỜNG ĐI VÀ TÁC DỤNG TRỊ BỆNH CỦA VỊ KINH
Kinh mạch của dạ dày được gọi là Túc dương minh vị kinh,  bất đầu từ  bên cạnh mũi,  từ đó đi lên trên, hai bên phải trái giao nhau tại vùng lõm phía trên sống mũi, vùng quanh kinh mạch Túc thái dương, đến huyệt Nhãn minh ở phía dưới mắt, từ đó kéo xuống phía dưới, chạy dọc theo bên cạnh mũi, nhập vào phần lợi trên, chạy vòng quanh môi, giao nhau ở huyệt Thừa tương trên mạch Nhâm, sau đó chạy theo chân tóc đến trán.

Vị kinh có một đường mạch nhánh, từ phía trước huyệt Đại nghênh, đi xuống phía dưới, chạy đến huyệt Nhân nghênh ở vùng cổ, sau đó đi theo cổ họng tiến vào Khuyết bồn, đi xuống dưới xuyên qua hoành cánh mô và kết nối với tạng phủ thuộc kinh này là dạ dày, đông thời cũng kết nối với tạng phủ hỗ trợ cho kinh này là tỳ, đường kinh mạch thẳng của nó, từ Khuyết bồn chạy thẳng qua mé trong vú, lại chạy tiếp qua bên rốn, nhập với huyệt Khí xung ở hai bên mép lông. Ngoài ra, còn có một đường mạch nhánh khác nữa, bất đầu từ cửa dưới của dạ dày (túc u môn, tương đương với vị trí của huyệt Hạ hoàn), tiếp tục đi dọc xuống theo mé trong của vùng bụng, đến vị trí Khí giai, và hợp với đường kinh mạch chạy thẳng vừa trình bày ở trên, sau đó tiếp tục đi xuống phía dưới dọc theo mé phía ngoài của đùi đến huyệt Bễ quan, sau đó kéo thẳng tới huyệt Phục thố, lại kéo xuống đầu gối, và dọc theo phần phía ngoài của bắp chân, kéo dài đến mu bàn chân, cuối cùng kết thúc ở mé ngoài ngón chân thứ hai (cạnh gân với ngón giữa). Còn có một đường mạch nhánh khác, bất đầu từ mu bàn chân (huyệt Xung dương), chạy dọc theo phía ngoài tới mé ngoài của Túc quyết âm can kinh, tiến vào ngón chân cái, và kéo thẳng tới đoạn cuối cùng của ngón chân cái, và tiếp nối với Thái dương tỳ kinh.
Các bệnh tật phát sinh do các yếu tố bên ngoài tác động vào kinh mạch này gồm có rét run, thường xuyên hắt hơi, trán đen sạm, hay rên rỉ. Khi phát bệnh sẽ ghét tiếp xúc với người khác, nóng nảy, nghe tiếng gõ vào gỗ sẽ thấy sợ hãi, tim đập mạnh, bất an, thích đóng cửa ở một mình trong nhà, thậm chí còn trèo lên chỗ cao hát một mình, cởi bỏ quần áo chạy lung tung, đồng thời dễ bị trướng bụng, đây gọi là chứng “cán quyết”.
Huyệt trên Túc dương minh vị kinh chủ về điều trị các bệnh do huyết gây ra, như chứng bệnh hôn mê sốt cao, đổ nhiều mồ hôi, ngạt mũi hoặc chảy máu mũi, méo mồm, mọc mụn ở môi, mọc mụn ở cổ, tắc cổ họng, bụng trướng do tích nước, đầu gối sưng nhức, những bộ phận mà Túc dương minh vị kinh chạy qua như ngực, vú, Khí giai, phía trước đùi, Phục thổ, phía ngoài bắp chân, mu bàn chân… đều bị đau, ngón chân giữa không thể duỗi ra… Kinh này khí thịnh, vùng ngực bụng sẽ phát nhiệt, dạ dày nóng khiến chóng bị đói. Khi kinh mạch này khí không đủ, sẽ khiến vùng ngực bụng bị lạnh và run; nếu trong dạ dày dương hư và bị lạnh, sẽ khiến tiêu hóa không tốt, gây ra những bệnh đầy hơi trướng bụng rất khó chịu. Loại bệnh này, thuộc thực thì dùng phép tiết bớt, thuộc hư thì dùng phép bồi bổ, thuộc nhiệt thì dùng phép châm nhanh, thuộc hàn thì dùng phép lưu kim, mạch hư hãm thì dùng phép châm cứu, không thực không hư thì lấy chính kinh này mà trị.
Trích: Hoàng đế nội kinh
    Blogger Comment
    Facebook Comment