Powered by Blogger.

Dưỡng Sinh Giờ Thìn

DƯỠNG SINH GIỜ THÌN (7 giờ – 9 giờ)

Giờ  Thìn ( 7 giờ – 9 giờ) cổ nhân gọi là “giờ thực” hoặc ” giờ triều”, chính là khoảng thời gian ăn sáng. Lúc này, dương khí của dạ dày đạt tới cực điểm, khả năng hấp thụ tiêu hóa của dạ dày cũng tốt nhất, tương ứng với Túc dương minh vị kinh chủ thời đương lệnh. Trong “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn”, thiên “Ngũ tạng biệt luận” đã chỉ ra: “Dạ dày là biển của thức ăn, là nguồn của lục phủ”, ý nói dạ dày là cơ quan tích trữ thức ăn, là nguồn suối tạo ra chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng sống cho lục phủ ngũ tạng.
Giờ Thìn vị kinh đương lệnh, là thời gian giải độc của vị kinh, công việc quan trọng nhất là hấp thụ đúng cách những chất dinh dưỡng từ thức ăn. Mọi người tốt nhất nên ăn bữa sáng trước 7 giờ 30 phút, bữa sáng không nên ăn quá nhiều, mà nên chú ý tới cân bằng dinh dưỡng. Nếu ăn quá nhiều, ngược lại sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ tốt do buổi sáng phải làm việc rất bận (kể cả lao động trí óc và lao động chân tay). Nếu như vị kinh bị các chất độc chặn mất đường thông không những sẽ gây ra đau dạ dày, mà còn dẫn tới đau đầu gối, đau bàn chân, vì vị kinh là một đường kinh mạch rất dài ở phía trước cơ thể; dạ dày, đầu gối, bàn chân… đều là những bộ phận mà vị kinh chạy qua.
DẠ DÀY LÀ “KHO LƯƠNG” TRONG CƠ THỂ NGƯỜI
“Loại kinh – Tạng tượng loại” có viết: “Dạ dày chủ về tiếp nhận, nên là nơi chứa đựng ngũ cố”. Ý nói dạ dày có nhiệm vụ tiếp nhận, chứa đựng, xử lý thủy cốc (thức ăn).
Tiếp nhận, tức tiếp thu và dung nạp. Thức ăn được đưa xuống dạ dày, dưới sự tác động của dương khí trong dạ dày và dạ dày không ngừng co bóp, dần dần được nghiền nhuyễn, Đông y gọi quá trình này là “phủ thục”. Sau đó, tiếp tục đẩy thức ăn được nghiền nhuyễn xuống ruột non, như vậy ruột non có thể tiếp tục hấp thụ kỹ hơn các dưỡng chất có trong thức ăn, sau khi dưỡng chất được hấp thu, còn lại cặn bã hình thành phân sẽ được chuyển xuống đại tràng (ruột già), thông qua đại tràng có thể loại bỏ ra khỏi cơ thể. Vì vậy, dạ dày còn phải cần có tác dụng chủ thông giáng, tức là đẩy thức ăn xuống dưới. Chức năng thông giáng của dạ dày rất quan trọng, nếu như chức năng thông giáng của dạ dày gặp sự cố, sẽ khiến cho thức ăn tích tụ tại dạ dày và không thể truyền xuống đến ruột non, như vậy sẽ gây ra các triêụ chứng đầy bụng, trướng bụng, đau dạ dày, ăn không ngon,.. Nếu vị khí trào ngược lên  trên, sẽ gây ra các triệu chứng đau tim, nôn mửa, nấc, ợ,…
Dung nạp, tiêu hóa thức ăn, biến thức ăn thành vật chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ là nhiệm vụ chủ yếu của dạ dày. Tuy nhiên, chức năng dung nạp, nghiền nhỏ thức ăn của dạ dày lại không thể thiếu được sự tham gia của tỳ (lá lách). Chỉ khi tỳ và dạ dày phối hợp với nhau, mới có thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn, tiến hành bài tiết và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và phát dục của cơ thể. Có thể thấy tỳ và dạ dày có tác dụng hết sức quan trọng trong cơ thêr con người, vì vậy Đông y gọi tỳ và dạ dày là “gốc của hậu thiên”.
Trích: Hoàng đế nội kinh
    Blogger Comment
    Facebook Comment