Mạng được điều khiển bởi phần mềm WAN (hay còn gọi là SD-WAN: Software-Defined WAN) là một phương pháp để triển khai mạng diện rộng (WAN: Wide Area Networks) sử dụng mạng điều khiển bởi phần mềm (SDN: Software-Defined Networking) để đạt được độ linh hoạt cao hơn. Công nghệ SD – WAN tóm tắt việc quản lý lưu lượng và giảm sát từ phần cứng mạng và áp dụng chúng cho các ứng dụng riêng lẻ để đạt được hiệu suất ứng dụng được cải thiện, mang lại trải nghiệm người dùng chất lượng cao qua các vị trí phân tán địa lý và đơn giản hóa việc triển khai mạng diện rộng và mạng truy cập đám mây.
SD-WAN hoạt động như thế nào?
Ngày nay các doanh nghiệp đều dựa vào mạng diện rộng (WAN) để hỗ trợ nhiều ứng dụng phục vụ kinh doanh quan trọng ảo hóa, VoIP và hội nghị truyền hình, hệ thống ERP và CRM, cũng như các ứng dụng chạy trên nền tảng đám mây (Cloud) khác. Những ứng dụng này đòi hỏi băng thông cao, yêu cầu cao về độ tin cậy và chất lượng dịch vụ tốt. Chỉ cần chúng chạy chậm một vài giây thì cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên
Đối với phương pháp truyền thống muốn giải quyết các ràng buộc với WAN và đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra thì cách duy nhất là nâng cấp băng thông mạng. Nhưng cách này vẫn bị hạn chế về mặt chi phí, và nó cũng không tập trung vào bảo vệ cho các ứng dụng quan trọng, hay thông báo mọi tính năng mới đã được nâng cấp trong các ứng dụng, dữ liệu bổ sung thêm, được đặt trong các đám mây công cộng và tư nhân.
Sự ra đời của công nghệ SD – WAN cho phép bạn tạo ra một kiến trúc WAN lai kết nối nhiều đường MPLS, cung cấp tính năng tự động hóa chương trình, ứng dụng và các điều kiện khác của mạng. Bên cạnh đó, nó cũng thực hiện nhiệm vụ sàng lọc, phân loại chi tiết ra ứng dụng nào là tốt nhất và đặt ưu tiên tuyệt đối cho ứng dụng quan trọng, đảm bảo được vận hành tốt nhất. Đây là giải pháp thay thế cho thế hệ tiếp theo của WAN, các công nghệ SD – WAN giải quyết các yêu cầu về hạ tầng ứng dụng và chi nhánh.
Lợi ích của SD-WAN
Giải pháp SD-WAN mang lại nhiều lợi ích trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp như:
Cải thiện hiệu suất ứng dụng và chất lượng dịch vụ cho nhân viên làm việc từ xa hoặc ở chi nhánh
Giảm chi phí WAN và tăng dung lượng thông qua việc sử dụng các kết nối di động và các đường truyền giá rẻ
Tăng tính linh hoạt để ưu tiên các ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp hơn các loại dữ liệu khác.
Đảm bảo tính liên tục của mạng nhằm tránh ảnh hưởng tới công việc kinh doanh, có khả năng khắc phục sự cố do thiên tai, duy trì kết nối dù mạng bị lỗi nhiều lần.
Tăng cường bảo mật kết nối trên mạng WAN khi các ứng dụng và dữ liệu di chuyển sang đám mây
Giảm độ phức tạp của hệ thống mạng tại chi nhánh bằng cách hợp nhất các dịch vụ vào trong một thiết bị đặt tại rìa mạng để có thể quản lý tập trung và áp đặt các chính sách.
Các nhà cung cấp SD-WAN
Sự thay đổi về nhu cầu trong kinh doanh đang thúc đẩy công nghệ mạng phát triển. Các mạng WAN truyền thống không đáp ứng đủ yêu cầu ngày càng tăng về tính linh hoạt, khả năng phản hồi, bảo mật và quản lý ngày càng tăng. Công nghệ SD-WAN là một giải pháp hiệu quả và kinh tế để giải quyết những thách thức này. Thị trường nhà cung cấp SD-WAN đang phát triển nhanh chóng, bao gồm các dịch vụ từ các nhà cung cấp mạng lớn, các chuyên gia về công nghệ WAN và các công ty khởi nghiệp gọi được vốn đầu tư. Uớc tính rằng thị trường SD-WAN sẽ có trị giá hơn 6 tỷ đô la vào năm 2020.
Blogger Comment
Facebook Comment